- Các nhà khoa học nước ta nỗ lực tìm cách phát triển nhanh vaccine phòng chống bệnh Covid-19. Vắc-xin bước đầu thử nghiệm trên chuột, song để thương mại hóa còn cần nhiều bước và phối hợp các bên.- Học sinh một số cấp học trên cả nước trở lại trường sau thời gian nghỉ dài chống dịch, tuân thủ nghiêm các yêu cầu kiểm soát y tế.- Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum.- Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng.- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc giai đoạn 3 nhằm khống chế đại dịch. Trong khi, Nhật Bản quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tới hết tháng này.- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nắm trong tay những bằng chứng cho thấy virus Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Các nước nên dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn với sự giám sát chặt chẽ dịch và cần sẵn sàng khôi phục các lệnh cách ly xã hội, nếu virus quay trở lại. Đó là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tiến sỹ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới lưu ý, những nhóm dân số dễ bị tổn thương tại các trung tâm chăm sóc, nhà dưỡng lão, nhà tù và khu ký túc xá của lao động nhập cư cần được bảo vệ. Ông nhấn mạnh, ngay cả khi dịch bệnh đã được khống chế, thì các cộng đồng cần duy trì thực hiện các quy tắc như giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp vệ sinh, xét nghiệm ca nghi mắc. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Giơnevơ, Tiến sỹ Mike Ryan cho biết:
Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên... Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 15 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Dự thảo thông tư hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 cũng đang được xây dựng. Trong những ngày qua, nhiều địa phương cũng đã tiến hành chi trả cho một số nhóm đối tượng nhưng quá trình thực hiện vẫn gặp khó khăn, nhất là đối với nhóm lao động tự do, lao động di cư. Làm thế nào để gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ kịp thời, đúng địa chỉ là nội dung được bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
- Lộ những bất thường từ loạn giá máy xét nghiệm Covid-19.- Để Gói an sinh xã hội 62.000 tỷ kịp thời, đúng địa chỉ.- Việt Nam cần sử dụng sức mạnh mềm để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.- Yên Bái: Đảm bảo công khai, minh bạch trong hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19.- Trường đại học chuẩn bị đón sinh viên nhập học.- Khu kinh tế Vân Đồn - động lực mới cho sự tăng trưởng của Quảng Ninh.- Chính sách hỗ trợ người lao động của các nước trên thế giới.
Sau hơn 2 tháng trì hoãn do dịch Covid-19, ngày 29/4 Trung Quốc chính thức công bố thời gian tổ chức kỳ họp Quốc hội thường niên. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tới các đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, đa số các địa phương vẫn vướng mắc trong việc xác định các đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động, nên chưa thể triển khai ngay việc hỗ trợ các đối tượng này. Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ là không để các đối tượng phải chờ đợi lâu, các địa phương cần làm gì để tháo gỡ những vướng mắc này? Bài viết của phóng viên Kim Thanh đề cập:
- Quản lý nguy cơ từ các ca tái dương tính Covid-19.- Đảm bảo điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống để vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Gián đoạn vì Covid-19: ngành dạy nghề đổi mới tuyển sinh, đào tạo và cơ hội cho các học viên.- Bluezone: Ứng dụng bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.- 5 bộ phim chiếu miễn phí nhân dịp ngày 30/04.
Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn trong bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Vậy nhưng điều mà các đối tượng được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trong Nghị quyết 42 mong mỏi nhiều nhất, đó là việc thực hiện phải đảm bảo kịp thời, công bằng, minh bạch, không bị trục lợi. Khách mời là Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về chủ trương miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm cho giai đoạn 2021-2025.- Lần đầu tiên công bố sách trắng Hợp tác xã ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, với tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đạt hơn 220 nghìn tỉ đồng.- Nhiều nước châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa do dịch Covid-19, nhằm làm giảm sức ép đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ dẫn tới một làn sóng lây nhiễm thứ 2.- Đại diện Bộ thống nhất Hàn Quốc có phát ngôn chính thức về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đang phát
Live