Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đây là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục hậu quả của vụ án, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên đáng tiếc, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Theo con số được đưa ra tại phiên họp 52 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào đầu năm 2021 thì riêng trong giai đoạn 2016-2021 tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 80 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53,9%. Như vậy là vẫn còn tới hơn 70 nghìn tỷ đồng chưa được thu hồi. Con số này tương đương khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020. Trước những vấn đề đang đặt ra trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 đã có Chỉ thị số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng theo tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư có những điều gì cần quan tâm và cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng? Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ bàn luận về vấn đề này.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Tất cả quận huyện ở TPHCM đều có ca mắc COVID-19. Chỉ trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận gần 100 ca nhiễm mới, cao nhất từ đầu năm ngoái đến nay.- Việc tiếp tục hay dừng thực hiện giãn cách xã hội dự kiến sẽ được UBND TPHCM quyết định trong ngày hôm nay 14/6.- Bộ Giao thông vận tải xem xét việc lập hãng hàng không vận tải của tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn vào năm 2022.- Nhân ngày Quốc tế người hiến máu 14/6, PV Đài TNVN có bài tôn vinh những người thầm lặng “hiến giọt máu đào - trao đời sự sống”.- Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID 19 và tăng cường hành động về biến đổi khí hậu.- Quốc hội Israel phê chuẩn liên minh cầm quyền mới tại nước này, qua đó chấm dứt 12 năm cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu.
Một trong những chủ đề chính trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh đó là thảo luận chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Đáng chú ý tại hội nghị là các nhà lãnh đạo G7 ủng hộ kế hoạch toàn cầu mới trị giá 40 nghìn tỷ đôla Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Bước đi này được cho là nhằm cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn bị phương Tây chỉ trích là "ngoại giao bẫy nợ".
Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Anh Lê Nguyên Duy, người “vác tù và hàng tổng” - Cần chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng - Làm sạch “rác” trên mạng xã hội
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu chọn được 499 đại biểu tiêu biểu trong số 866 người ứng cử đại biểu Quốc hội. Những diễn biến mới của tình hình thế giới, những yêu cầu, đòi hỏi to lớn của thời đại hội nhập, chuyển đổi số, những mục tiêu được đặt ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13... đặt ra trọng trách với Quốc hội khóa 15. Mặc dù vậy, Quốc hội khóa 15 bước vào một nhiệm kỳ mới với hành trang là thành quả to lớn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 và những nhiệm kỳ trước để lại. Quốc hội khóa 15: kế thừa và phát huy thành quả của nhiệm kỳ trước là chủ đề của chương trình Đối thoại hôm nay. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời là ônng Nghiêm Vũ Khải, đại biểu Quốc hội khóa 11,12,14; nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và bà Nguyễn Phương Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15.
Cái tên Nguyễn Phương Hằng đang nổi lên thành một hiện tượng trên mạng xã hội với những màn livestream phát trực tuyến lập kỷ lục với cả triệu người xem cùng lúc trên nhiều nền tảng. Với những màn đấu tố, vạch trần “thói hư tật xấu” của một số nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu, bà Phương Hằng được một bộ phận khán giả "tôn vinh" như đại diện của công lý, “người hùng” chống tiêu cực trên mặt trận văn hóa giải trí. Sự thật có hoàn toàn đúng như vậy? Việc lợi dụng “phát trực tuyến” trên mạng xã hội công khai đả kích, xúc phạm, thách thức một số cá nhân khác có phải hành động hợp pháp hay không? Cần chế tài ra sao trước tình trạng dùng mạng xã hội phát tán các nội dung lệch chuẩn, gây mất trật tự xã hội đến như vậy? Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, BTV Hải Quân trao đổi với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM.
Sự kiện thể thao thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người hâm mộ nước ta sắp diễn ra. Đó là trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.Sau 2 trận hòa và 4 chiến thắng, gồm cả chiến thắng 4-0 trước các cầu thủ Indonesia, đoàn quân của ông Park Hang Seo đang dẫn đầu bảng G. Chỉ cần một chiến thắng nữa trước các cầu thủ Malaysia, các chiến binh sao vàng sẽ có thể lần đầu tiên tiến vào vòng loại cuối cùng giải bóng đá lớn nhất hành tinh.Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn và bình luận viên Vũ Quang Huy, Giám đốc Trung tâm sản xuất chương trình thể thao giải trí của Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam phân tích rõ hơn cơ hội của đội tuyển Việt Nam trước "ranh giới của lịch sử"; về những thuận lợi và thách thức của chúng ta khi gặp đội tuyển Malaysia
Hôm nay (11/6), Hội nghị thượng định lần thứ 47 Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, gồm có Anh, Pháp, Đức, Italia, Mỹ, Canada và Nhật Bản (gọi tắt là nhóm G7) chính thức khai mạc tại hạt Cornwall, Tây Nam nước Anh. Hội nghị 3 ngày diễn ra theo hình thức trực tiếp lần đầu tiên trong vòng 2 năm là nỗ lực của Anh - Nước Chủ tịch luân phiên G7 năm 2021, nhằm đem đến những xung lực và năng lượng mới cho diễn đàn đa phương này, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc gặp thượng đỉnh lần này còn là phép thử với nhóm G7 sau một giai đoạn chia rẽ và căng thẳng, khi nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt. Liệu tham vọng tái khẳng định vai trò, hình ảnh của nhóm G7 trong các vấn đề đề toàn cầu dưới vai trò điều phối của Anh có thể trở thành hiện thực?
Đang phát
Live