Ngày mai, Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc trọng thể tại Hà Nội.- Kiểm toán nhà nước yêu cầu dừng tất cả các hoạt động kiểm toán đang triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, còn với các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chưa triển khai thì dừng đến hết 15/8 năm nay.- Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong gửi thư đến các tầng lớp nhân dân Thành phố khẳng định: công tác phòng, chống dịch của thành phố đang đi đúng hướng. Với sự chung sức, đồng lòng và quyết tâm của mọi người dân, dịch bệnh nhất định sẽ bị đẩy lùi.- 15 phái đoàn ngoại giao, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), cùng đại diện Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afganistan hối thúc lực lượng Taliban ngừng ngay các cuộc tấn công trên khắp quốc gia Tây Nam Á này.- Hệ thống y tế của Indonesia đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng khi số ca nhiễm mới cũng như tử vong do Covid-19 trong ngày xô đổ các kỷ lục trước đó.
Đến thời điểm này, nước ta đã vượt ngưỡng 50 nghìn ca mắc Covid 19 kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 vào ngày 27/4, trong đó, dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Và từ 0h sáng 19/7, 16 tỉnh thành khu vực này bắt đầu giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nâng tổng số địa phương phải giãn cách theo chỉ thị này lên con số 19. Khó khăn, vất vả là điều người dân các tỉnh phía Nam không thể tránh khỏi khi thực hiện giãn cách xã hội, song điều quan trọng hơn cả lúc này, đó là tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch, tinh thần đoàn kết vì cộng đồng không để ai bị đói, bị bỏ lại phía sau để vượt qua giai đoạn cam go. Trong văn bản hỏa tốc gửi các địa phương về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: việc thực hiện chỉ thị 16 không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích của cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước. Vậy cùng với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương, mỗi người dân cần một tinh thần như thế nào trong giãn cách xã hội? TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh bàn luận về nội dung này.
Sau 4 ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) tiếp nhận 160 bệnh nhân nguy kịch và nặng, trong đó có 1 trường hợp phải chạy ECMO. Tại đây, mặc dù trang thiết bị chưa đầy đủ, song các y bác sĩ đang căng mình để điều trị cho các bệnh nhân Covid-nặng.
-Thế vận hội Olympic Tokyo khó khăn chồng chất trước lễ khai mạc - Trầm cảm lứa tuổi học đường- căn bệnh không dễ biết nhưng để lại những hậu quả khó lường
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 cho 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Tại TPHCM và khu vực Đông Nam bộ, việc chuẩn bị, sắp xếp phương án giao thông, vận chuyển hàng hóa cho các địa phương đã được gấp rút thực hiện. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉ thị về giãn cách xã hội, thì một số địa phương còn băn khoăn về việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa, thực phẩm trong những ngày tới.
Ngày 18/7, kỷ niệm 44 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Cay-sỏn Phom-vi-hẳn ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào.- Từ 0h sáng 19/7 có thêm 16 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.- Liên bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn họp trực tuyến với các Sở của 19 tỉnh, thành phố tìm giải pháp về nguồn hàng và phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương, trong đó đề nghị sớm mở cửa trở lại một số các chợ truyền thống có đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.- Bộ Y tế đã thành lập kho thiết bị y tế dã chiến ở Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 2.000 máy thở và nhiều trang thiết bị khác, chủ động phục vụ điều trị bệnh nhân.- Thành phố Đà Nẵng lúng túng khi xảy ra dịch trong Khu công nghiệp.- Đại diện Chính phủ Afganistan và lực lượng Taliban quay trở lại bàn đàm phán hòa bình tại thủ đô của Ca-ta.- Bế mạc Liên hoan phim Cannes, bộ phim “Ti-tan” của nhà làm phim người Pháp giành giải Cành cọ vàng.
Chat với MC Đại Nghĩa về những hoạt động ấm áp tình người trong mua dịch.- Thế vận hội Olympic Tokyo khó khăn chồng chất trước lễ khai mạc.
Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã và đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Hiện nay, dịch covid-19 đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngay trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, mặc dù đã có sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, tuy nhiên, ở nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thậm chí đã có tình trạng người dân không tiếp cận được với nguồn thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày… Nguyên nhân do đâu? Những vấn đề gì đặt ra - cần phải tháo gỡ trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch - nhìn thực tế từ TP Hồ Chí Minh? Nội dung này được bàn luận trong 45 phút của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh):
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV có rất nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với cả nhiệm kỳ. Với quyết tâm cao, tất cả vì mục tiêu bảo đảm sự thành công của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, tất cả các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội cần phải tích cực hơn nữa, tranh thủ và tận dụng thời gian để chuẩn bị thật kỹ lưỡng, có chất lượng tốt nhất các văn bản, báo cáo, tờ trình trước khi trình Quốc hội xem xét và quyết định, nhất là các vấn đề lớn, quan trọng, các công tác bầu, phê chuẩn nhân sự lãnh đạo chủ chốt và nhân sự cấp cao trong bộ máy của Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2025, cũng như các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong nhiệm kỳ mới. Bên cạnh đó, trong kiến nghị cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV cũng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đề cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện chương trình hành động và lời hứa trước cử tri trong quá trình vận động bầu cử; phát huy trí tuệ, gương mẫu, bản lĩnh, thật sự gắn bó máu thịt với nhân dân theo phương châm “tận tụy để dân mến, trách nhiệm để dân thương, kỷ cương để dân trọng, năng động để dân nhờ”. Vậy, mỗi đại biểu chuẩn bị những gì để hoàn thành trọng trách đại diện dân cử, xứng đáng với sự tín nhiệm, mong mỏi của cử tri và nhân dân? Cùng nghe những chia sẻ về nội dung này của hai vị khách mời là đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội và đại biểu Nàng Xô Vi, đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.
Thưa quý vị và các bạn! Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã trải qua hơn 75 năm độc lập, 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đề ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong yếu tố thuận lợi đó, cuộc bầu cử được tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức khi dịch bệnh Covid 19 có những diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đòi hỏi phải vừa đúng pháp luật, bảo đảm quyền chính trị cho cử tri đồng thời bảo đảm an toàn. Nhìn lại những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện để có những bài học cho các kỳ bầu cử tiếp theo là nội dung trọng tâm trong hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu QUốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được Hội đồng bầu cử quốc gia vừa tổ chức. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.
Đang phát
Live