
ừ hội nghị nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cho đến Thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU)… Trung Quốc luôn là chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất. Khác với dự đoán về sự thận trọng từ các đồng minh của Mỹ, sự hình thành một lập trường chung cứng rắn đối với Trung Quốc khiến giới quan sát nhận định có khả năng châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Một trong những chủ đề chính trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh đó là thảo luận chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Đáng chú ý tại hội nghị là các nhà lãnh đạo G7 ủng hộ kế hoạch toàn cầu mới trị giá 40 nghìn tỷ đôla Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Bước đi này được cho là nhằm cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn bị phương Tây chỉ trích là "ngoại giao bẫy nợ".
Hôm nay (11/6), Hội nghị thượng định lần thứ 47 Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, gồm có Anh, Pháp, Đức, Italia, Mỹ, Canada và Nhật Bản (gọi tắt là nhóm G7) chính thức khai mạc tại hạt Cornwall, Tây Nam nước Anh. Hội nghị 3 ngày diễn ra theo hình thức trực tiếp lần đầu tiên trong vòng 2 năm là nỗ lực của Anh - Nước Chủ tịch luân phiên G7 năm 2021, nhằm đem đến những xung lực và năng lượng mới cho diễn đàn đa phương này, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc gặp thượng đỉnh lần này còn là phép thử với nhóm G7 sau một giai đoạn chia rẽ và căng thẳng, khi nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt. Liệu tham vọng tái khẳng định vai trò, hình ảnh của nhóm G7 trong các vấn đề đề toàn cầu dưới vai trò điều phối của Anh có thể trở thành hiện thực?
Lãnh đạo 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vừa tham gia Hội nghị Thượng đỉnh tại thủ đô Brussels của Bỉ trong hai ngày 24-25/5. Đây là HNCC đầu tiên trong năm nay mà các nhà lãnh đạo EU gặp mặt trực tiếp, kể từ tháng 12 năm ngoái do đại dịch Covid-19. Diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị trong và ngoài khu vực đang có nhiều diễn biến mới, cuộc họp của giới chức EU lần này cũng thu hút sự chú ý khi đề cập nhiều vấn đề đối ngoại “nóng” trong đó phải kể đến căng thẳng với Belarus hay mối quan hệ có chiều hướng xấu đi với Nga.
“Xuyên tạc, muốn viết lại lịch sử: Chiêu bài mới, âm mưu cũ”.- Kho bạc các địa phương ưu tiên giải ngân nhanh kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.- Hội nghị thượng đỉnh EU “nóng” những vấn đề đối ngoại.- VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, thiết lập đỉnh cao mới.- “Mỹ triển khai nhiều biện pháp khuyến khích người dân tiêm vaccine Covid-19”.
Hội nghị Quốc tế lần thứ 26 về "Tương lai châu Á "(FOA 2021) đã chính thức khai mạc ở Tokyo, Nhật Bản. Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến sau một năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Dư luận kỳ vọng, hội nghị lần này sẽ mở khóa nhiều vấn đề nóng như COVID-19, tái kết nối các nền kinh tế, và đặc biệt là định vị châu Á trong bức tranh toàn cảnh thế giới hiện nay.
Hôm nay 20/05, tại Nhật Bản, Hội nghị Quốc tế lần thứ 26 về “Tương lai châu Á” (FOA 2021) diễn ra theo hình thức trực tuyến. Nhiều thông điệp từ các nhà lãnh đạo khu vực đã được chuyển đi nhằm xây dựng một Tương lai châu Á phục hồi sau đại dịch, trong đó nổi bật là các lời kêu gọi đoàn kết, hợp tác và tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng giữa các nước.
Theo kế hoạch, hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khu vực Tây Balkan sẽ diễn ra tại Slovania. Khu vực Tây Balkan được cho là bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ “nhỏ” ở châu Âu, nhưng đang ôm một “giấc mơ lớn”, đó là trở thành một phần của Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, khu vực Tây Balkan sẽ nỗ lực như thế nào để vượt qua thách thức và thực hiện giấc mơ vốn khá là xa vời?
Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 vừa họp tại Anh, trong lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên kể từ hơn 2 năm qua. Cuộc họp trong 2 ngày 4 và 5/5 được coi là sự kiện chuẩn bị cho HNCC G7 tại Cornwall, Anh, tháng 6 tới. Thành lập năm 1975 như một diễn đàn để các quốc gia giàu có nhất phương Tây thảo luận về các cuộc khủng hoảng đang nổi lên, G7 hiện đang quan tâm và tìm cách đối phó với các thách thức chung như quan hệ chính trị căng thẳng với Nga và Trung Quốc, hai quốc gia rộng lớn và ngày càng quyết đoán, cũng như các vấn đề “nóng” khác từ đại dịch Covid-19 cho đến biến đổi khí hậu… BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Dũng – Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu, về những quan tâm hiện nay trên bàn nghị sự nhóm G7
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến đã kết thúc với hàng loạt cam kết của lãnh đạo thế giới cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải nhà kính nhằm khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, giới chức các nước cũng cảnh báo, chỉ cam kết thôi là không đủ và toàn thế giới phải hành động ngay lập tức.
Đang phát
Live