- Chỉ số hạnh phúc đã tỉnh Yên Bái được đưa vào tại Đại hội Đảng.- Youtube sẽ trở nên nguy hại đối với trẻ nếu không được kiểm soát tốt.- Mang Tết Trung thu từ Hà Nội lên với học sinh vùng khó Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Quản lí ra sao cho phù hợp và hiệu quả.- Hoa hậu áo dài Tuyết Nga chia sẻ quá trình lao động nghệ thuật miệt mài để xây dựng hình ảnh ca sĩ chuyên nghiệp.- Dùng tóc người để thấm hút dầu tràn trên đại dương.
Trước việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên…”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập với sự giám sát của giáo viên. Nhưng làm thế nào để điều đó diễn ra đúng như vậy? Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:
Từ ngày 1/11 tới, học sinh các cấp THCS, THPT có thể sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nếu được giáo viên cho phép. Quy định mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang vấp phải những ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này cởi mở, phù hợp với xu thế hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh được truy cập internet, tiếp cận với nhiều tri thức hơn. Song cũng không ít người bày tỏ lo lắng về việc làm sao để quản lý, giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh một cách hiệu quả. Giáo viên liệu có thêm gánh nặng quản lý lớp học khi quy định này có hiệu lực. Mục tiêu điểm hôm nay, BTV Minh Châu đề cập vấn đề này:
- Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Coi chừng lợi bất cập hại.- Xuất khẩu gỗ và lâm sản, làm gì để vượt qua khó khăn?.- Quản lý thị trường Hà Nội: Bắt giữ 6 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.- Afghanistan vẫn rối sau khi Mỹ rút quân.- Hợp tác thúc đẩy phát triển nền tài chính ASEAN và vai trò của Bộ Tài chính Việt Nam trong năm 2020.- Hôm nay, nước ta sẽ đón chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.- Ban chỉ đạo Quốc gia khẳng định Việt Nam còn tiềm ẩn 4 nguồn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.- Thụy Điển chế tạo lớp màng bọc có khả năng tái tạo năng lượng sạch cho các thiết bị điện.
Năm học 2020-2021 bắt đầu chưa được bao lâu, cơn bão số 5 gây mưa lớn, lũ quét, ngập lụt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã làm hư hại nhiều cơ sở hạ tầng, cuốn trôi nhiều tài sản khiến người dân lâm vào cảnh khó trăm bề. Cuộc sống khó khăn, con đường đến lớp của các em học sinh vùng cao nay lại càng gian nan gấp bội. PV Đài TNVN phản ánh:
- Cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”? Vậy giải pháp nào để biến ý tưởng hay trở thành hiện thực?- Cho phép học sinh đến trường mang điện thoại đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh.- Bộ phim “Lửa ấm” khiến người xem có nhiều cảm nhận về sự vất vả, gian truân, của các chiến sỹ phòng cháy, chữa cháy và bác sĩ.
- Chat với người nổi tiếng: Gặp gỡ violin Anh Tú.- Trước thời điểm các biện pháp hạn chế của Mỹ đối với TikTok và WeChat có hiệu lực, người dùng tại Mỹ đã có những động thái như thế nào?- Phân loại rác thải tại nguồn: Gây quỹ giúp học sinh nghèo tại thành phố Đà Nẵng.
- Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh: Hướng đến giáo dục nhân văn.- Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người nâng tầm gốm Việt.- Phát minh chiếc nôi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.- Câu chuyện về những chiếc khẩu trang làm từ sợi gai dầu giúp bảo vệ môi trường.
Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Đang phát
Live