
VOV1 - Anh và Đức vừa chính thức ký kết một Hiệp ước Hữu nghị Toàn diện mang tính bước ngoặt tại thủ đô London (Anh), đánh dấu lần đầu tiên hai quốc gia thiết lập một thỏa thuận quốc phòng kể từ sau Thế chiến 2.
Câu chuyện Scotland đòi tách ra khỏi Vương quốc Anh một lần nữa lại trở thành chủ đề “nóng” tại Xứ sở sương mù khi đảng ủng hộ độc lập của Scotland vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Chiến thắng của Đảng Quốc gia Scotland có khả năng tạo tiền đề cho một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của vùng đất này. Thực chất việc Scotland đòi độc lập khỏi Anh không phải là mới nhưng thời gian qua chủ đề Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đã “phủ bóng” lên mọi chương trình nghị sự lẫn sự quan tâm của người dân Anh. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, đa số cử tri Scotland không muốn ly khai nhưng khi đó chưa có Brexit. Giờ đây, Anh đã rời khỏi EU, vai trò và chỗ đứng của Anh tại châu Âu đã có sự thay đổi, vì thế, giới chức vùng Scotland đã bắt đầu đánh tiếng về cuộc bầu cử độc lập lần 2.
Giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Anh vừa đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit. Lễ ký thỏa thuận thương mại hậu Brexit diễn ra vào đúng đêm Giáng sinh, theo giờ địa phương, tức sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, sau khi các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu nhất trí dự thảo của thỏa thuận bao gồm một điều khoản về quyền đánh bắt cá. Trước đó, một nguồn tin của Chính phủ Pháp tiết lộ Anh đã đưa ra những "nhượng bộ lớn" trong đàm phán Brexit, đặc biệt là những điểm rất quan trọng về quyền đánh bắt cá, nhằm tránh viễn cảnh không thỏa thuận. Để có cái nhìn rõ hơn về bản thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú của Đài TNVN tại khu vực Tây Âu:
- Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Lào Thoong-lun Xi-xu-lít đồng chủ trì đạt kết quả rất tốt đẹp với 17 văn kiện hợp tác được ký kết, tăng cường kết nối hai nền kinh tế.- Việt Nam sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine COVID-19 từ giữa tháng 12 này.- Ngành Nông nghiệp đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản về đích 41 tỷ USD trong năm nay.- Bộ Công an cảnh báo người dùng điện thoại hệ điều hành Android về phần mềm gián điệp đặc biệt nguy hiểm.- Bầu cử Mỹ “nóng” với cuộc đua Thượng viện - Sự kiện có ý nghĩa quyết định cán cân quyền lực tại Mỹ trong 4 năm tới.- Sau gần một năm đàm phán bế tắc, Anh và Liên minh châu Âu đang bước vào những tuần đàm phán nước rút nhằm đạt được thỏa thuận về các mối quan hệ thương mại hậu Brexit.
Nội dung chính:* Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh thời “hậu” Brexit: Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.* Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường châu Mỹ vì thờ ơ hoặc quá nóng vội.* Nhiều nhà máy điện không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh: Vì sao?
Vòng đàm phán mới nhất giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit một lần nữa đã thất bại. Theo đó, hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung và không đạt được bất cứ tiến triển nào trong loạt vấn đề then chốt. Đại diện cả Anh và EU đều đã bày tỏ thất vọng với kết quả vòng đàm phán thứ 3 này. Thậm chí, Trưởng đoàn đàm phán phía EU còn cảnh báo, hai bên có nguy cơ kết thúc đàm phán trong năm nay mà không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được. Thân tích sâu về những bế tắc vẫn tồn tại giữa Anh và EU cũng như dự báo về lộ trình hậu Brexit sắp tới, Phóng viên Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
Đang phát
Live