VOV1 - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, tại Quảng Ninh diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch.
VOV1 - Sở hữu một căn nhà tại TP.HCM là mong muốn của rất nhiều người.Tuy nhiên, dù có nhiều chính sách hấp dẫn, không ít người trẻ vẫn tỏ ra thận trọng trước quyết định vay ưu đãi để mua nhà. Vậy, đâu là những lý do chính, khiến họ còn e dè?
Những ngày qua, truyền thông rầm rộ đưa tin về đoàn 4.500 khách Ấn Độ - lượng khách lớn nhất tại thị trường này từ trước đến nay - đến Việt Nam. Đoàn chia làm nhiều đợt, tham quan và khám phá Hà Nội, Tràng An (Ninh Bình) và Hạ Long (Quảng Ninh) từ 27/8-7/9. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của ngành du lịch trong việc khai thác thị trường tỉ dân. Ấn Độ đang là 1 trong 7 thị trường cung cấp nguồn khách quốc tế lớn nhất cho du lịch Việt Nam.
Hôm qua, 800 du khách Ấn Độ đầu tiên của đoàn 4.500 người trong công ty dược phẩm của một tỉ phú Ấn Độ đã đến Hà Nội, bắt đầu hành trình tham quan khám phá nước ta. Sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách Ấn Độ khi nửa đầu năm nay chúng ta đón hơn 230.000 lượt khách đến từ quốc gia Nam Á này, tăng gần 165% so với cùng kỳ năm ngoái? Cần tiếp tục khai thác tiềm năng của thị trường Ấn Độ ra sao và có những hoạt động xúc tiến, quảng bá như thế nào với “mỏ vàng” mới này của ngành du lịch? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia và bà Phạm Thị Hồng Thu – Giám đốc công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Đức Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo số liệu mới đây, trong 3 tháng đầu năm 2024, Lào đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là con số rất ấn tượng so với mục tiêu mà nước này đặt ra cho cả năm 2024 là đón hơn 2,7 triệu lượt khách nước ngoài.
Bất chấp nắng nóng gay gắt, nhiều địa phương vẫn đón lượng du khách lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Đặc biệt, trong ngày thống nhất đất nước hôm nay, các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng trên cả nước đã trở thành điểm đến của đông đảo người dân Việt Nam và khách quốc tế. Không chỉ là minh chứng cho các phong trào yêu nước, các di tích cách mạng kháng chiến còn tự hào được gọi là những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, về truyền thống cách mạng và những lý tưởng, giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Phải làm gì để các “địa chỉ đỏ” ngày càng hấp dẫn, thu hút thêm nhiều khách tham quan? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tiến sỹ Phạm Hương Trang – giảng viên chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn, trường Đại học RMIT cùng bàn luận câu chuyện này.
Liên kết vùng du lịch để tạo trải nghiệm hấp dẫn cho du khách - Trải nghiệm du lịch thân thiện với voi tại Vườn Quốc gia Yok Đôn
Chat với Nghệ sĩ Diệu Hương, 1 trong 5 nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam vừa được phong tặng danh hiệu NSND.- Hải Vân quan - điểm đến văn hóa lịch sử hấp dẫn.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 loại sản phẩm như pin, ắc quy; điện, điện tử; săm, lốp; dầu nhớt; phương tiện giao thông và nhóm bao bì sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm. Thời gian từ nay đến hạn quy định chỉ còn gần 3 tháng, phóng viên Đài TNVN ghi nhận ý kiến từ các bên liên quan về nội dung này. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường.
Năm nay, Điện Biên là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia, có chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” với 169 sự kiện. Việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia được kỳ vọng là cú hích quan trọng giúp kinh tế - xã hội nói chung và du lịch tỉnh Điện Biên nói riêng khởi sắc, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng sản phẩm mới, hấp dẫn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024 và những năm tiếp theo.
Đang phát
Live