
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Một mùa xuân nữa lại đến với bao biến động của thế giới, của đất nước. Mặc dù dịch bệnh hoành hành, nhưng Việt Nam vẫn đang nỗ lực chuyển mình trên con đường đổi mới, sáng tạo và hội nhập sâu với thế giới. Chia tay năm Canh Tý trong khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới và cả trong nước, với những thành tựu đáng tự hào trên lĩnh vực kinh tế, tạo đà bứt phá trong giai đoạn mới, chúng ta chào đón năm Tân Sửu với niềm tin vững chắc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu “về đích” của chặng đường mới 2021-2025. Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cả nước bắt đầu bước vào tiến trình mới, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Với nhiều lợi thế và điểm mạnh, Việt nam tiếp tục thực hiện các Hiệp định đa phương và song phương với khu vực và các nước trên thế giới để đưa thương hiệu Việt nam vững bước ra biển lớn. Dòng chảy Kinh tế 30 Tết với chủ đề “Thương hiệu Việt trong sắc xuân mới” sẽ có những nội dung: * Làm gì để Thương hiệu Quốc gia tỏa sáng.* Thương hiệu Việt với người tiêu dùng trong nước.* Đặc sản vùng miền Thương hiệu Việt đến với khách hàng.* Thương hiệu Việt trên những công trình.
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
- "Vững” truyền thống công binh hải quân.- Cần có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường biển và hải đảo.- Đảo Lý Sơn, quê hương hải đội Hoàng Sa.
Khách mời: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương; Ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
- Thông tin về Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020.- Bình Định, phát huy lợi thế từ khai thác hải sản.- Đảm bảo an toàn hoạt động cho tàu cá mùa mưa bão.
Đang phát
Live