Chủ đề năm nay nêu bật sức mạnh của phát thanh giúp cung cấp thông tin, khuyến khích đưa ra các sáng kiến về hòa bình, kêu gọi sự chung tay, nỗ lực giải quyết mâu thuẫn, xung đột thông qua các giải pháp hòa bình. Phát thanh tạo ra không gian cho các cuộc đối thoại, trao đổi, cho phép mọi người thể hiện, bày tỏ quan điểm về những vấn đề họ quan tâm. Phát thanh chính là đại diện cho tiếng nói của những cộng đồng, những nhóm người yếu thế trong xã hội, góp phần làm giảm căng thẳng, ngăn chặn xung đột trước khi mâu thuẫn bùng phát thành bạo lực, nâng cao nhận thức, hoặc đưa ra các cảnh báo kịp thời về các yếu tố có thể gây ra mâu thuẫn, căng thẳng ở một số khu vực nhất định, xóa bỏ những hiểu lầm, xây dựng lại niềm tin thông qua các chương trình phát thanh cụ thể. Ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia bình luận quốc tế, nguyên Phó trưởng Ban biên tập tin Thế giới- Thông tấn xã Việt Nam và PGS.TS. Phạm Thị Thanh Tịnh – giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.
Với chủ đề “Phát thanh và Hòa bình”, Ngày Phát thanh Thế giới (13/2) năm nay đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phát thanh trong thúc đẩy sự gắn kết, sự cảm thông, chia sẻ, lên tiếng chống lại sự bất công trong xã hội, cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp để hướng tới xây dựng một xã hội hòa bình và nhân ái.
Trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông, phát thanh phải cạnh tranh và đổi mới để đáp ứng nhu cầu thính giả. Phát thanh vẫn có những thính giả trung thành bởi nó đã trở thành người bạn thân thiết, mang những thông thông tin giá trị bổ ích cho người nghe. Hơn hết ở Ai Cập hay các nước Ả-rập, phát thanh còn góp phần thúc đẩy tình yêu và hòa bình.
Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Quy định này sẽ áp dụng như thế nào để đảm bảo tính công khai, minh bạch, đảm bảo Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.? - Bác sĩ Sùng Y Múa nỗ lực cải thiện chất lượng sống bà con xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Lễ hội Khai Hạ của người Mường Bi là lễ xuống đồng, mở cửa rừng được tổ chức vào những ngày đầu năm mới tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từ năm 2002 đến nay, huyện Tân Lạc đã thường xuyên tổ chức hoạt động lễ hội, nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị truyền thống của đồng bào Mường đến với du khách trong và ngoài nước.
Sau 8 năm tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đến nay Việt Nam đã triển khai được trên 500 quân nhân đến các phái bộ và trụ sở Liên hợp quốc, góp phần khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, lan tỏa hình ảnh Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn sẵn sàng đóng góp cho sứ mệnh gìn giữ hoà bình, an ninh và phát triển của Liên hợp quốc. Nhìn lại những đóng góp của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong năm qua, và triển khai những hoạt động trong năm mới 2023, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Bá Hưng.
Chính phủ Hàn Quốc mới đây một lần nữa đề cập sáng kiến “đổi viện trợ kinh tế lấy hòa bình” với kỳ vọng tạo đột phá cho các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh sóng gió không ngừng bủa vây mối quan hệ liên Triều, với hàng loạt tuyên bố và động thái răn đe lẫn nhau. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu cũng vừa công bố kết quả điều tra cho thấy, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã vi phạm hiệp định đình chiến thông qua việc đưa máy bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ của nhau.
Dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023, đa số người lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp được nghỉ trọn vẹn một tuần lễ, quây quần bên gia đình, vui xuân, đón Tết. Nói đa số là bởi, vẫn có không ít cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc ở những lĩnh vực đặc thù phải ở lại công trường, làm việc 24/7 - xuyên Tết tại nhiệm sở, bắt đầu công việc của năm mới ngay trong thời khắc giao thừa. “Để dòng điện luôn sáng, dòng dầu luôn chảy” không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào, vinh dự của nhiều thế hệ cán bộ, người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng của đất nước. “Đón Tết sớm trên các công trình truyền tải điện Quốc gia” là phóng sự của phóng viên Nguyên Long thực tế tại Truyền tải Điện Hoà Bình những ngày giáp Tết này:
Với tinh thần giao thông đi trước mở đường, tỉnh miền núi Sơn La đã tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Các công trình giao thông trọng điểm khi hoàn thành, sẽ tạo “cú hích” cho địa phương kết nối liên vùng để bứt phá. Phóng viên Thu Thùy đã phỏng vấn ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
Mùa mua sắm Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay có phần đặc biệt hơn, khi kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường hàng hóa được dự báo sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, hàng Việt ngày càng được lựa chọn nhiều bởi giá thành hợp lý, phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã được nâng lên... Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp đã triển khai giải pháp mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước như tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu... Kinh nghiệm qua các năm cho thấy, bên cạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, việc chuẩn bị từ sớm các mặt hàng thiết yếu, với lượng hàng dồi dào đã tạo hiệu ích tích cực, giúp thị trường luôn được bình ổn.
Đang phát
Live