Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 27/2 cho biết, chính quyền của ông sẽ đưa ra một bản thông báo về những gì sẽ làm với Ả rập Xê-út nói chung vào đầu tuần tới (1/3), sau một báo cáo tình báo của Mỹ nhận định, Thái tử Arập Xê-út Mohammed bin Salman có liên quan đến vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Hơn 60 nghìn người tử vong mỗi năm và thiệt hại kinh tế khoảng 240 nghìn tỷ đồng do liên quan tới ô nhiễm không khí. Đây là con số được Tổ chức Y tế thế giới WHO và trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra. Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng diễn biến xấu hơn khi tần suất các ngày có chỉ số không khí đo được tại các trạm quan trắc ở thành phố Hà Nội và TP HCM ở mức rất xấu - mức nguy hại tới sức khỏe con người ngày càng nhiều hơn. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố triển khai khẩn một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm trong bối cảnh nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng diễn ra từ đầu mùa đông đến nay. Báo động tình trạng ô nhiễm không khí: cần hành động gấp là chủ đề của BTV Thanh Trường thực hiện:
- Giải pháp nào giải quyết tận gốc vấn đề rác thải - nhìn từ sự cố ở bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)?- Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định sẽ xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá áo phao, một trong những mặt hàng thiết yếu chống lũ lụt.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn lệnh ngừng bắn Liby.- Kiến nghị Thủ tướng quyết định đầu tư Dự án sân bay Long Thành.- Thiên tai dữ dội: trả giá cho những hành động của con người.- NASA tìm thấy nước trên Mặt trăng.
Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Thế giới đang nóng lên ở mức báo động, và ngày càng phải hứng chịu nhiều thảm họa, từ cháy rừng, bão lũ cho tới mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế. Trước tình hình đó, mới đây Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động để ứng phó với các vấn đề về khí hậu.
Trong số 6,3 tỷ tấn rác thải được thải ra trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, và có tới 79% nằm lại tại các bãi rác hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Không chỉ làm ô nhiễm không gian sống, sự thất thoát của rác thải ra môi trường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến muôn mặt cuộc sống con người. Đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp Từ chối - Tiết giảm - Tái sử dụng để giảm tải cho các bãi rác nơi chúng ta sinh sống. Chính những thói quen nhỏ nhưng ý nghĩa này sẽ tạo ra tác động lớn, lan tỏa tinh thần hành động đến những người xung quanh, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu và góp phần xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội. Đây cũng là chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm nay “Cùng hành động để thay đổi thế giới”.
Không thể chờ đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động đã-đang “gắng gượng” tìm giải pháp để cứu doanh nghiệp, cứ người lao động, ví như chấp nhận giảm tiền lương, chấp nhận nghỉ việc tạm thời để chia sẻ cùng doanh nghiệp và nhiều biện pháp cũng mang tính “gắng gượng” khác, trong nỗi ám ảnh “bóng ma thất nghiệp”… Đó là thực tế đã được chúng tôi đề cập trong bài một và bài hai của Loạt bài: Ám ảnh “bóng ma” thất nghiệp. Mời quý vị và các bạn nghe Bài 3, cũng là phần cuối của loạt bài với nhan đề: “Xua đuổi “bóng ma” thất nghiệp: Nhận diện và hành động”
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng ngày 1/7, chúng tôi đã kể về hành trình đi tìm công lý cho những đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Hành trình đó có muôn vàn khó khăn và đẫm nước mắt. Rất nhiều thính giả đã gọi điện về chương trình bày tỏ sự cảm thương khi nghe những tiếng khóc nghẹn ngào này của một người bố có con gái bị xâm hại tình dục trong loạt phóng sự. Nhưng sự thương cảm của xã hội không thể xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân bị xâm hại tình dục và gia đình của các em. Điều mà họ cần nhiều hơn là những giải pháp cụ thể để lấp đầy những khoảng trống đáng sợ mà chúng tôi đã nêu trong bài viết trước của loạt phóng sự để họ không còn phải khóc một mình. Chắc chắn, chúng ta không thể dung thứ cho những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Một quyết tâm để thay đổi và những giải pháp cụ thể từ phía các ngành chức năng và từ chính các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết.
1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm tới hơn 75% - Những con số này hẳn sẽ khiến bạn giật mình, đau xót và phẫn uất. Thế nhưng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Đáng báo động, hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) thời gian gần đây được nhận định là “gia tăng đột biến”. Ngay trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng... tiếp tục gây rúng động dư luận. Nhưng chúng ta cũng tự hỏi, liệu sự bức xúc, phẫn nộ sau mỗi vụ việc ấy sẽ kéo dài trong bao lâu? Đã bao giờ chúng ta suy nghĩ về số phận của những đứa trẻ bị xâm hại, về những hệ lụy đắng cay mà các em và gia đình phải đối mặt ra sao? “XHTDTE - Những nỗi đau bất tận” là câu chuyện chúng tôi kể trong bài 1 của loạt bài “Đừng khóc một mình”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2020 của ngành giáo dục đã diễn ra sáng ngày 27/6 , tại TPHCM. Tin của phóng viên Xuân Ngà, cơ quan thường trú tại TPHCM.
- Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, đưa ra những biện pháp cụ thể thúc đẩy các nước nội khối sớm thích ứng và chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.- Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ khai trương vào ngày 1/7 tới.- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi văn bản của Tổng cục Du lịch đề nghị 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam hỗ trợ 400 vé máy bay miễn phí các chặng bay nội địa cho đoàn công tác của đơn vị này.- Nắng nóng và khô hạn khiến hàng chục nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt và có nguy cơ thiếu đói.- Quan hệ Mỹ- Trung Quốc tiếp tục căng thẳng ở mặt trận “vận tải hàng không” khi Mỹ thông báo sẽ dừng tất cả các chuyến bay thương mại chở khách của Trung Quốc tới Mỹ từ ngày 16/6 tới, còn Trung Quốc loại Mỹ khỏi danh sách nối lại các chuyến bay quốc tế từ tuần tới.- Thụy Điển thừa nhận thất bại của chính sách miễn dịch cộng đồng khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nước này cao nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia bác bỏ thông tin cho rằng, nước này đang muốn tạo miễn dịch cộng đồng trong phòng ngừa virus Sars-CoV-2.
Đang phát
Live