# Sáng 24/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra hoạt động chấm Vòng Chung kết giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize năm 2023 với chủ đề “Dấu ấn tiên phong”. Đây là giải thưởng thường niên mang tầm quốc gia nhằm tôn vinh, thúc đẩy những dự án vì cộng đồng, ghi nhận xứng đáng những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang nỗ lực cống hiến cho xã hội. Giải thưởng do Báo Nhân Dân tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp.
Hơn 150 đại biểu là các nhà quản lý cấp TW và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học cùng tham gia Hội thảo khoa học với chủ đề “Tư duy và hành động đột phá phát triển của tỉnh Quảng Ninh: Giá trị lý luận và thực tiễn” sáng nay (18/11). Hội thảo do Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản tổ chức.
Ngày 13/11, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ phát động "Tháng hành động vì bình đẳng giới"; Ra quân chiến dịch truyền thông năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Trong bối cảnh đan xen nhiều thách thức toàn cầu, cần phát huy mọi nguồn lực của đất nước và xác định nữ giới cũng là chủ thể quan trọng, có tác động tới cuộc sống của mỗi gia đình và cả xã hội. Đây là nhận định chung được đưa ra tại “Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hoà bình và an ninh” do Bộ ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc tổ chức hôm nay nay tại Hà Nội.
Có 10 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện,… được hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng trong năm 2023 thông qua dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025. Các kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng TKNL trong công nghiệp là rất lớn. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy thị trường đầu tư TKNL, hiện thực hoá Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tiến đến Netzero vào năm 2050. Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy thị trưởng đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hôm nay, 26/10/2023 tại Hà Nội.
Thời gian qua, việc phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đã tích cực xây dựng các chương trình, dự án về phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả cao do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa quyết liệt. Mặt khác, nhiều địa phương chưa có thiết bị, phương tiện thu gom riêng đối với từng loại chất thải được phân loại.Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin: Dự kiến tháng 9 năm nay, Bộ TNMT sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Vậy lộ trình từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn Luật định? Cần có những kế hoạch, lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cùng bàn luận vấn đề này.
Sáng 22/8, tại Hà Nội, Báo Nhân dân công bố Giải thưởng Hành động vì cộng đồng (Human Act Prize), giải thưởng thường niên mang tầm quốc gia nhằm tôn vinh, thúc đẩy những dự án vì cộng đồng, ghi nhận xứng đáng những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang nỗ lực cống hiến cho xã hội.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và có những đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung của đất nước. Trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; trước nhiều vấn đề mới, chưa có tiền lệ xuất hiện, đòi hỏi Công đoàn Việt Nam tiếp tục đổi mới với tầm mức cao hơn, đột phá hơn. Đây vừa là nhu cầu tự thân của tổ chức, là đòi hỏi của đoàn viên, người lao động, là mệnh lệnh của cuộc sống. Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay, các bộ, ngành, địa phương đã huy động được hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ 1 triệu lượt trẻ em trên cả nước, riêng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ cho 17.800 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Đây là thông tin được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết tại Hội nghị tổng kết Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”. Sự kiện được tổ chức sáng nay, tại Trung tâm Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Đang phát
Live