Thời gian qua, nhiều loại hình tội phạm mới phát sinh như: lừa đảo trên môi trường mạng, buôn bán ma túy đe dọa đến an ninh trường học, bắt cóc trẻ em, mua bán người... Điều này gây tâm lý bất an cho người dân, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Vậy giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới?
Theo báo cáo của Bộ Công an, từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023, toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội về trật tự xã hội (tăng 18% so với cùng kỳ năm trước), làm 1.200 người chết (tăng gần 13%), hơn 9.400 người bị thương và gây thiệt hại tài sản khoảng hơn 13.000 tỷ đồng... Tình hình tội phạm gia tăng và có diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn mới, ngày càng tinh vi. Vì sao tội phạm gia tăng cùng với sự gia tăng nhiều phương thức, thủ đoạn mới và cần có giải pháp gì để phòng ngừa và đấu tranh? Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống.
Bảo hiểm y tế vốn được coi là “chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh, nhưng không phải lúc nào chiếc phao đó cũng phát huy tối đa hiệu quả. Hiện nay ở nước ta, số tiền người dân phải tự chi trả cho dịch vụ y tế chiếm gần 45% tổng tiền viện phí - cao gấp hơn 2 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy “Giải pháp nào giảm chi tiêu dịch vụ y tế từ túi tiền của người bệnh?” - một trong những vấn đề “nóng” đang được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, cũng sẽ được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện sau ít phút nữa.
Liên hợp quốc vừa hối thúc cộng đồng quốc tế hướng tới giải pháp hai nhà nước nhằm giải quyết tận gốc xung đột tại Trung Đông. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời giữa Ixraen và phong trào Hamas kéo dài 6 ngày qua sẽ hết hiệu lực trong sáng nay (30-11).
Theo kế hoạch, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Expo City Dubai, UAE từ 30/11 đến 12/12/2023, Việt Nam sẽ mắt Kế hoạch Huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam và các hoạt động giới thiệu về nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua. Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Việc huy động tài chính từ các đối tác quốc tế được xác định là nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá mục tiêu JETP, trong đó tập trung vào 2 giải pháp: đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và tăng cường thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Năm 2023, công dân trực tiếp đến các Bộ, ngành để khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh, nhất là về số lượng đoàn đông người tăng 296%, cho thấy hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở còn hạn chế, tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay “về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023”, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần rà soát, làm rõ nguyên nhân để có giải pháp xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng phức tạp, kéo dài.
Chiều nay (20/11), Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc tại Bình Dương về tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đang dần phát huy hiệu quả.- Thông tư 67 năm 2023 của Bộ Tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhất là tăng cường trách nhiệm giám sát và đảm bảo chất lượng hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Kỳ họp 6 Quốc hội khóa 15 đã kết thúc tuần làm việc thứ 3 sôi nổi, trách nhiệm với nhều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, lần đầu trong nhiệm kỳ Khóa 15, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Trong tuần, Quốc hội cũng thảo luận một số dự án luật quan trọng.
Từ năm 2021 đến tháng 9 năm 2023, mỗi năm tỉnh Đắk Lắk thu hút đầu tư 16 dự án, chỉ bằng ¼ số dự án được cấp phép trong giai đoạn 2016-2020. Đắk Lắk đang đẩy mạnh các giải pháp để tạo sự chuyển biến trong việc thu hút đầu tư thời gian tới.
Đang phát
Live