-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.
Tối nay, 09/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – cơ quan chủ quản hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức sự kiện này. Không chỉ nhằm tôn vinh những tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện tại hệ thống trường nghề, sự kiện khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Năm 2020, có 130 học sinh, sinh viên thuộc 70 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (đại diện gần 3 triệu học sinh sinh viên tại hơn 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc) được xét chọn, trình Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội tặng bằng khen và tuyên dương.
- Mưa lũ diễn biến phức tạp, hàng chục nghìn học sinh các tỉnh miền Trung phải nghỉ học do ảnh hưởng bởi mưa, lũ. Tỉnh Quảng Trị họp khẩn trong đêm qua tìm cách cứu hộ 28 thuyền viên gặp nạn trên biển, trong đó có 12 thuyền viên tàu Vietship 01 bị ảnh hưởng lũ lớn có nguy cơ lật úp.- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn chấn chỉnh công tác tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy và trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020.- Ủy ban an ninh hàng không vừa đề nghị làm rõ vụ dây điện sân bay Cát Bi, Hải Phòng bị kẻ gian cắt trộm. Đây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến công tác bảo đảm an toàn hàng không và không phải là lần đầu.- Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phá vỡ âm mưu bắt cóc Thống đốc bang Michigan.- Ít nhất có 13 người bị thương và hơn 40 người đang đợi cứu hộ trên nóc nhà trong vụ cháy 1 tòa nhà 33 tầng tại Hàn Quốc.
- Trong tuần từ 11-18/10 sắp tới, sẽ có 36 Đảng bộ trực thuộc Trung ương tổ chức Đại hội Đảng bộ.- Lượng mưa đo được tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đạt mức kỉ lục 1.050 mm trong 48 giờ qua. Mưa lũ ở Trung Bộ và Tây Nguyên có thể kéo dài đến ngày 14/10 và khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào ngày mai.- Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho học sinh khối lớp 1 tại Đăk Lăk: Đã khó lại càng khó.- Ngay sau khi Ủy ban tranh luận Tổng thống Mỹ thông báo cuộc tranh luận thứ hai giữa hai ứng cử viên sẽ diễn ra trực tuyến vào ngày 15/10 tới đây, Tổng thống Donald Tump tuyên bố sẽ không tham gia dưới hình thức này.- Giải Nobel Văn học 2020 tôn vinh lối thơ độc đáo của nữ thi sĩ người Mỹ.
Sau Quyết định 1486 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước một lần nữa được khẳng định – trở thành động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Có một ngày lễ, một ngày kỷ niệm - để nhắc nhớ và tôn vinh - không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì, hiệu quả thực chất tới đâu - vì mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đã đặt ra trong Quyết định quan trọng này? Bài viết của phóng viên Thu Trang:
Trước việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên…”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập với sự giám sát của giáo viên. Nhưng làm thế nào để điều đó diễn ra đúng như vậy? Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:
Năm nay, lần đầu tiên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong cuộc gặp mặt báo chí công bố nội dung này, hôm nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khẳng đinh, sẽ tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia từ ngày 28/09 đến ngày 10/10 với nhiều hoạt động phong phú-ý nghĩa
Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần. Đối với giáo dục tiểu học, đây là năm học đặc biệt – năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới- một dấu mốc cho tiến trình cải cách, đổi mới của ngành giáo dục nước ta. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn không ít địa phương đang gặp khó khi triển khai chương trình này. Vì sao một chương trình có nhiều điểm mới mang tính đột phá nhưng nhiều địa phương lại gặp khó khi triển khai và giải pháp nào để gỡ khó? Đây là chủ đề của chương trình “10 phút sự kiện - luận bàn” hôm nay.
Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Đang phát
Live