
Để công nhân có một cái Tết ấm áp, đủ đầy, các doanh nghiệp ở Bình Dương có nhiều hoạt động thiết thực, như: Thưởng tết sớm; tổ chức văn hóa, nghệ thuật; tặng quà Tết; hỗ trợ vé tàu xe về quê... Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực gay gắt, việc doanh nghiệp quan tâm đến đời sống của công nhân không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quan trọng để thu hút, giữ chân lao động, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
Thời gian gần đây, tình hình kinh tế khó khăn cùng những bất ổn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của người dân Mỹ. Chính vì vậy, anh Matthew Chavez đã có ý tưởng triển khai dự án “Trị liệu tàu ngầm”, một dự án nghệ thuật cộng đồng tại ga tàu ngầm ở thành phố New York, Mỹ, với mong muốn khuyến khích những người đi qua đây chia sẻ suy nghĩ của mình, cũng như tìm kiếm động lực cho cuộc sống.
Hơn 30 năm tu hành, sư thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội luôn tâm niệm đạo và đời không phải hai con đường riêng biệt. Đạo lý nhà Phật chỉ thực sự tỏa sáng khi được hòa quyện trong cuộc sống thường nhật. Không chỉ nỗ lực tổ chức các khóa tu giúp người dân địa phương và phật tử gần xa hiểu về đạo lý làm người và giá trị giáo lý của đạo Phật, sư thầy còn là người chủ trì nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Các khóa tu tại nhà chùa không chỉ giúp người tham gia tìm sự bình an trong tâm hồn mà còn là dịp để họ thực hành lòng từ bi, san sẻ yêu thương với cộng đồng. Chương trình chân dung cuộc sống hôm nay kể về hành trình hơn 30 năm “gắn” đạo với đời của sư thầy Thích Đàm Hoài. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Từ năm 2021, thực hiện đề án về phát triển dịch vụ du lịch, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, gắn với thế mạnh là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp địa phương mang đậm bản sắc dân tộc.
Trong những ngày này, nhiều phụ nữ ở vùng biển La Gàn ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, kiên trì dưới nắng để đập hàu mưu sinh. Có một ít người đập hàu về để cải thiện bữa ăn gia đình, còn phần lớn bán để kiếm thêm thu nhập.
Cô Đỗ Thị Hồi, giáo viên trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã dành trọn thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới biển, vùng đồng bào dân tộc thị xã Vĩnh Châu. Cô Hồi là giáo viên đã gắn hạnh phúc của mình với niềm vui của những thế hệ học trò ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Sự quyết tâm cho sự nghiệp trồng người, cô vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Đêm ngày 2/11, rạng sáng ngày 3/11 vừa qua, tại Hà Nội một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khiến một cô gái trẻ tử vong khi đang dừng đèn đỏ. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hàng chục thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao. Một xe trong đoàn sau đó đã đâm vào cô gái khiến nạn nhân ngã văng ra đường, Tiếp đó 1 xe của thiếu niên 16 tuổi tiếp tục đâm vào nạn nhân dẫn tới tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, cả nhóm rời hiện trường. Vụ việc này đã gây bất bình trong dư luận xã hội với nhiều ý kiến bức xúc của người dân về thực trạng thanh thiếu niên điều khiển xe gắn máy tham gia đua xe chạy với tốc độ cao tại các thành phố đã vi phạm Luật an toàn giao thông, gây tai nạn diễn ra thường xuyên. Thực trạng này cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các em trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy. Các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm minh. Công tác quản lý của ngành chức năng, các trường học, trách nhiệm của gia đình trong việc thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy còn nhiều vấn đề bất cập. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp
Quản lý việc sử dụng xe gắn máy của thanh thiếu niên nhìn từ vụ việc cô gái bị tử vong do tai nạn tại Hà Nội.- Dự án trồng rừng của cậu bé 11 tuổi ở Đức.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đang phát
Live