Quý I vừa qua, thành phố Đà Nẵng ghi nhận hơn 2.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái; 168 doanh nghiệp giải thể, tăng gần 8% so với cùng kỳ do gặp khó khăn, không thể duy trì hoạt động.
Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM quý I năm nay chỉ đạt 0,7%. Trong đó, 2 ngành quan trọng đóng góp nhiều cho kinh tế Thành phố là công nghiệp và xây dựng tăng trưởng âm -3,6%, ngành công nghiệp âm -0,9%. Vậy TP.HCM cần có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm lấy lại đà tăng trưởng.
Nếu như trước kia cộng đồng doanh nhân luôn tự chủ trong hoạt động tìm hiểu và phân tích thị trường, thì ngày nay, đặc biệt là sau cú sốc Covid19 cùng những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, đa số kỳ vọng vào những số liệu thống kê từ cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có bộ số liệu từ Sách Trắng doanh nghiệp, Sách Trắng hợp tác xã. Từ năm 2020, đây cũng là cơ sở để Chính phủ điều hành chính sách vĩ mô, phát triển kinh tế đất nước. Để có nguồn dữ liệu in trong 2 ấn phẩm này, toàn ngành thống kê thực hiện điều tra doanh nghiệp hàng năm. Kỳ thống kê năm nay khởi động từ 1/4 đến hết tháng 7, với nhiều tiêu chí thống kê mới, cần sự vào cuộc tích cực từ hơn 900 nghìn doanh nhân-doanh nghiệp thuộc diện điều tra. Ghi nhận của phóng viên Thu Trang:
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Lào Cai đã sớm ban hành Quyết định 357 thành lập tổ công tác tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai( gọi tắt là Tổ công tác 357).
Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, sáng nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử”.
Diễn ra từ hôm nay (5/4) đến ngày 8/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội chợ Vietnam Expo 2023 có sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia vùng lãnh thổ, là cơ hội để doanh nghiệp trong và ngoài nước trưng bày sản phẩm, xúc tiến các hoạt động liên kết, hợp tác cũng như thu hút đầu tư.
Nỗ lực vun trồng, chăn nuôi cho ra thành phẩm đã khó. Khi sản phẩm “ra lò” hàng loạt, nhiều nông dân lại điêu đứng không biết xuất bán đi đâu, xuất bán tới ai, lời lãi thế nào… Ở chiều ngược lại, nhiều người cần nông sản, thực phẩm để tiêu dùng hoặc bán buôn, bán lẻ - vẫn phải loay hoay tìm “nguồn”. Làm sao để cung và cầu có thể gặp nhau thuận tiện, tiết kiệm, sinh lời tốt nhất? Các chuyên gia kinh tế cho rằng "giải pháp là công nghệ".
Tại cuộc họp báo về hoạt động Quý 1 của ngành công thương được tổ chức chiều nay (4/3), Sở Công thương TP.HCM cho biết, Chương trình Bình ổn giá năm 2023 có 44 doanh nghiệp tham gia, tăng 3 doanh nghiệp so với năm 2022. Nhiều doanh nghiệp đã giảm giá các mặt hàng để kích cầu tiêu dùng.
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, có thực tế là các doanh nghiệp càng lớn thì càng đón nhận nhiều đoàn thanh, kiểm tra, chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều. Đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện nay kinh tế thế giới và nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tác động nhiều mặt đến cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hơn lúc nào hết mỗi doanh nghiệp cần chủ động vượt qua thách thức, tự cứu mình. PV Nguyễn Hằng thông tin:
Đang phát
Live