
- Đà Nẵng phát triển hạ tầng số đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. - Việt Nam phấn đấu trở thành Trung tâm số (Digital Hub) của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030. - Neuralink thử nghiệm cấy chip vào não người.
Đoàn kết một lòng, tin tưởng vững chắc vào mục tiêu đi tới của dân tộc – thông điệp được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân Quê hương 2024” có 1500 kiều bào tham dự.- Chiến lược Dữ liệu quốc gia đến năm 2030 vừa được phê duyệt đặt ra mục tiêu hoàn thiện 100% cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội cho người lao động.- Chính phủ và các bộ ngành sẽ ban hành 15 Nghị định, Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi).- Đến thăm những chi bộ thời 4.0 ở tỉnh vùng cao Sơn La để chứng kiến sự thích ứng với công nghệ thông tin đã mang lại đổi thay ra sao trong công tác lãnh đạo của cấp ủy.- Mỹ không kích các mục tiêu ở Syria và Iraq nhằm trả đũa vụ tấn công khiến binh sỹ Mỹ thiệt mạng.- Thế giới cần 2.400 tỷ đôla Mỹ để ứng phó biến đổi khí hậu.
Để có thể ứng dụng công nghệ, bắt buộc phải có nền tảng hạ tầng số và dữ liệu số. Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội thảo “Hạ tầng số- Dữ liệu số: Khai phóng tiềm năng số” do Tập đoàn Viettel tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội.
Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Để quá trình này thực hiện hiệu quả thì dữ liệu được coi là vấn đề cốt lõi, là "chìa khóa" thành công. Bởi vậy, Chính phủ đã chọn năm 2023 là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Hôm nay, tại Hà Nôi, Bộ Công an họp Ban Chủ đạo cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ dữ liệu số với cuộc sống (Data For Life 2023). Đây cuộc thi nhằm cổ vũ các ý tưởng sáng tạo khai thác dữ liệu một cách hiệu quả để hình thành các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thiết thực phục vụ 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Dữ liệu số bắt nguồn từ đâu? Dữ liệu số đang hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội như thế nào? "Kho" dữ liệu số Quốc gia có thể được khai phá ra sao? Ai hay cơ quan nào có trách nhiệm hỗ trợ tạo lập và quản lý khai thác nguồn dữ liệu này? Câu chuyện thời sự nhân Ngày Chuyển đổi số Quốc gia - 10/10/2023, ông Nguyễn Phú Tiến – Phó Cục trưởng phụ trách Cục chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận vấn đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu – Cơ hội, thách thức tạo giá trị mới cho nền kinh tế”
Chiều nay (9/10), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Khánh thành và đưa vào vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu (DC), Mạng diện rộng (SDWAN) và Trung tâm Giám sát an toàn thông tin (SOC) tỉnh Quảng Nam (gọi chung là Trung tâm tích hợp dữ liệu). Trung tâm này ra đời nhằm nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam.
Dữ liệu mở - dữ liệu trực tuyến của Việt Nam đang được Liên hợp quốc xếp hạng thứ 86/193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là một thứ bậc tốt so với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài, nhưng vẫn là khiêm tốn trên trường quốc tế, cần nỗ lực nhiều hơn, bởi đây là “mỏ vàng” cho tăng trưởng, trong giai đoạn mới.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Hưởng ứng cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Công nghệ “ Dữ liệu với cuộc sống” của Bộ Công an, sáng nay, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ phát động và hưởng ứng cuộc thi Tìm kiếm giải pháp công nghệ Dữ liệu với cuộc sống với chủ đề “Thử thách công nghệ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Đang phát
Live