
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Thực hiện thành công Đề án 06 được xác định là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Đây cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số ở nước ta trong gần 3 năm vừa qua. Với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và sự ủng hộ tham gia của người dân, doanh nghiệp, đến nay, Đề án 06 đã có những thành quả bước đầu, giúp thay đổi tư duy, thói quen của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử?- “Khám phá bể nước ngầm Basilica được mệnh danh là Cung điện trong lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ”- Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - Từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)” của tác giả Đào Thị Diến”- Ông Trần Đình Trọng - Người xây dựng thương hiệu “cà phê công bằng Eatu”
Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8 tới, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của Chính phủ. Tuy nhiên, các thành viên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân đạt được và một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Từ đó đánh giá toàn diện, khách quan về nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp, kế hoạch phòng ngừa tội phạm một cách đồng bộ, quyết liệt.
Với quyết tâm kiến tạo, phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số.
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, đầu giờ sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ các nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đạt được mục tiêu đề ra là do nguồn lực và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng làm rõ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới nhằm khai thác tối đa lợi thế từ các hiệp định tự do thế hệ mới. Cũng trong đầu giờ sáng nay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà báo cáo thêm về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi và đáp ứng kịp thời liên quan đến chính sách thương mại của thị trường các nước.
Vào chiều nay, thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, các đại biểu kiến nghị triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị của cử tri. Tại phiên họp, nhiều Bộ trưởng cũng đã tham gia giải trình trực tiếp về các ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến quản lý, kinh doanh vàng; về quy chuẩn chất lượng nước thải trong quy trình nuôi thủy sản; về quỹ phòng chống thiên tai; và hành lang an toàn điện gió và các chính sách đối với học sinh, giáo viên.
Tại Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.
- Phát triển nền tảng số Make in Việt Nam. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin liên thông, chia sẻ dữ liệu. - Ứng dụng cảnh báo động đất sớm ở Đài Loan.
Đang phát
Live