- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm một loạt lãi suất điều hành.- Sàn giao dịch Hà Nội: Có 85 doanh nghiệp huy động trái phiếu trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị hơn 70.000 tỷ đồng.- Thị trường chứng khoán phiên hôm qua: Giao dịch khối ngoại tiếp tục mua ròng 41 tỷ đồng.
Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch.- Nước Anh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh hơn.- Nhóm thanh niên Pháp học cách may khẩu trang để phân phát miễn phí cho người dân địa phương.- Giới thiệu cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor Frankl.- Người dân tộc Châu Mạ với tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống.
Việt Nam đã bước sang ngày thứ 27 không xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, song với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân được khuyến nghị tuân thủ các biện pháp phòng dịch khi đến các địa điểm công cộng hay khi di chuyển trên các phương tiện giao thông. Khi chúng ta đang tạm yên tâm với Covid-19 thì nguy cơ của sốt xuất huyết lại hiện diện khi mùa mưa đã đến và một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận thêm những ổ dịch sốt xuất huyết. Xin nhắc lại con số hơn 200 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, 50 ca tử vong để thấy rằng, dịch bệnh này vẫn luôn thường trực khi chúng ta lơi lỏng, chủ quan trong phòng ngừa. Vậy làm sao để phòng tránh nguy cơ dịch chồng dịch trong giai đoạn này? Sốt xuất huyết và Covid-19 đều chưa có vắc xin tiêm phòng, người dân cần đặc biệt lưu ý những điều gì để nâng cao đề kháng trước dịch bệnh? Khách mời là Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tư vấn về nội dung này.
Tiếp nối câu chuyện “COVID19: Lửa thử vàng, gian nan thử sức” ở số trước, Nhìn thẳng – Nói đúng lần này, chúng tôi muốn quý vị thính giả đến với một Việt Nam hết sức minh bạch thông tin, trách nhiệm chung tay cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19. Minh bạch thông tin là để các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả, đồng thời giúp các tổ chức chuyên môn của quốc tế có những hỗ trợ, chia sẻ kịp thời với Việt Nam. Song song đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm cùng chia sẻ hợp tác chống dịch với các nước trong khu vực và thế giới, với các thông điệp và hành động hết sức thiết thực và cụ thể. Vậy, các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các chuyên gia đánh giá thế nào về Việt Nam? Trả lời câu hỏi này, khách mời là Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam Saadi Salama và nguyên Đại sứ CH Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống covid-19.- Loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”.- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập và rèn luyện đạo đức trong Đảng.- Mỹ phê duyệt dự án năng lượng mặt trời ở Nevada.
Bên cạnh dịch Covid-19, các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết với số ca nhiễm đang ngày càng tăng. Tổ chức Y tế Liên châu Mỹ (PAHO) cảnh báo, tình trạng “dịch chồng dịch” này đe dọa tới sự ổn định dịch tễ ở Mỹ Latinh, khi căn bệnh này đã bùng phát tại 19 quốc gia trong khu vực, trong đó các quốc gia vùng Nam Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19.- Doanh nghiệp khai thác thị trường - “kích cầu” tiêu dùng trong nước.- Những cảnh báo về nguy cơ “dịch chồng dịch”.- Giải thưởng Cánh diều 2019: Phim đề tài gia đình thắng thế.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)