Hè đang gõ cửa nhiều quốc gia Bắc bán cầu. Trong cái nắng nóng của mùa hè, nằm dài trên bãi cát ngắm biển hay hòa mình vào làn nước biển trong mát là niềm mơ ước của người dân nhiều nơi trên thế giới sau một thời gian dài ngồi nhà vì phong tỏa. Tuy nhiên làm thế nào để vui chơi mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, trong bối cảnh nhiều nơi vẫn lo ngại nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể xảy ra, khiến nhiều quốc gia phải đưa ra các hướng dẫn phòng dịch tại bãi biển. BTV Phạm Hà thông tin:
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:
- Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy.- Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?- Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu.- Bài 2 trong loạt bài “Đại dịch Covid 19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển.- Tổ chức y tế thế giới WHO thành lập Quỹ WHO
Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP Hà Nội trong đó có đề xuất Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.- Từ hôm nay, các trận đấu vòng loại Giải Vô địch Quốc gia futsal HDBank, do Đài TNVN và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp tổ chức, sẽ khởi tranh tại Nhà thi đấu Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).- Biểu tình bạo lực lan rộng tại Mỹ sau vụ cảnh sát Mỹ làm chết 1 công dân da màu. 40 thành phố phải áp dụng lệnh giới nghiêm, trong đó có cả thủ đô Washington. Người dân nhiều nước châu Âu cũng xuống đường tuần hành phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.- Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh một số nước bao gồm Việt Nam.
Hiện nay, thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Cho đến thời điểm này, cả nước đã có gần 27.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong; ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh do virus Zika năm nay tại Đà Nẵng. Dự báo khi bước vào mùa mưa, số ca mắc bệnh Zika và sốt xuất huyết sẽ còn gia tăng nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không nhận biết và có những giải pháp phù hợp. Để tìm hiểu về cách phòng ngừa 2 dịch bệnh này, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là TS Nguyễn Đức Khoa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Hơn một tháng qua, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới nào trong cộng đồng. Đây là điều đáng mừng cho những nỗ lực của Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, khi mà các nước khác trên thế giới, tỉ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng cao thì chúng ta không được chủ quan để không xảy ra làn sóng nhiễm bệnh thứ hai, và nhất là khi Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch.
- Hạ Lôi, Sơn Lôi: Hồi phục kinh tế tại vùng tâm dịch Covid-19.- Khắc phục khó khăn, làng nghề khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.- Nâng cao quy trình phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi.
- Thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), vấn đề thực hiện kiểm toán cho các dự án PPP như thế nào cho hợp lý được các đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi.- Việt Nam bước sang ngày thứ 42 không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 họp bàn về công tác quản lý, cách ly các chuyên gia nước ngoài, các du học sinh, đặc biệt việc mở cửa cho du lịch quốc tế.- An Giang ban bố tình huống khẩn cấp - nguy cơ sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 91, đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.- Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc, Indonesia tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.- Mỹ tuyên bố không tiếp tục coi Hồng Công là khu tự trị. Động thái này là sự leo thang phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc thông báo áp đặt dự luật an ninh mới đối với Hồng Công.- Trung Quốc phản đối mạnh mẽ phán quyết của Canada về dẫn độ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei sang Mỹ.
Hơn 4 tháng qua, sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch Covid-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong những ngày ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm. Trong guồng quay của dịch bệnh, bác sĩ, y tá và các điều dưỡng viên không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Chị Bùi Thị Kim Huệ, điều dưỡng trưởng Phòng khám đa khoa Quang Hà, thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những người như vậy. Trong chuyên mục Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc với “người anh hùng thầm lặng” trong những ngày trên tuyến đầu chống dịch này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)