
Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới - trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và nguy cơ dịch bệnh quay trở lại nếu không được kiểm soát chặt chẽ; Cùng với đó là những tác động từ bên ngoài, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19, nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự đầu tuần mới này có chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.
Với địa hình cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, những ngày này, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nhiệt độ thường xuyên ở mức dưới 10 độ C, trời rét đậm, rét hại và xuất hiện băng giá. Nhằm hạn chế các thiệt hại do giá rét gây ra, huyện Mộc Châu đang chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
Mấy tuần nay, miền Bắc đang trải qua những ngày rét nhất của mùa đông. Trong khi phần lớn chúng ta không quá lo lắng vì thời tiết rét buốt thì đâu đó vẫn còn rất nhiều người vô gia cư phải “gồng mình” chống chọi với cái lạnh cắt da, cắt thịt. Họ mượn vỉa hè, gầm cầu làm nhà và vượt qua cái rét mùa đông bằng một tấm chăn mỏng, một chiếc ô che mưa che gió cùng manh chiếu đã rách. Xuất phát từ tấm lòng sẻ chia với những người vô gia cư, với mong muốn giúp họ được “ấm” hơn, năm 2011, nhóm “Ấm” từ thiện vì người vô gia cư và các hoàn cảnh khó khăn được thành lập. Và điều ý nghĩa là sau 9 năm, họ vẫn duy trì hoạt động thiện nguyện của mình.
Số phát sóng đầu tiên của năm 2021, chúng ta cùng thảo luận với nhau về cách để khởi động xe ngon lành, coi như khởi động một năm mới được suôn sẻ và có nhiều hành trình bình an sắp tới. Hôm nay kỹ sư cùng thảo luận với bác tài những yếu tố giúp xe khởi động tốt.
- Những kịch bản xảy ra với cuộc bầu cử Mỹ.- Người họa sỹ vẽ tranh cổ động cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15.- Những làng hoa truyền thống ở Quảng Ninh hối hả vào mùa đón Tết.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước, vì vậy đến mùa thu hái cà phê, nơi đây thu hút hàng ngàn lao động tự do từ nhiều nơi trong cả nước. Để làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo tình hình an ninh trật tự,, chính quyền địa phương đang tăng cường nhiều biện pháp quản lý.
Hơn 60 nghìn người tử vong mỗi năm và thiệt hại kinh tế khoảng 240 nghìn tỷ đồng do liên quan tới ô nhiễm không khí. Đây là con số được Tổ chức Y tế thế giới WHO và trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra. Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng diễn biến xấu hơn khi tần suất các ngày có chỉ số không khí đo được tại các trạm quan trắc ở thành phố Hà Nội và TP HCM ở mức rất xấu - mức nguy hại tới sức khỏe con người ngày càng nhiều hơn. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố triển khai khẩn một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm trong bối cảnh nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng diễn ra từ đầu mùa đông đến nay. Báo động tình trạng ô nhiễm không khí: cần hành động gấp là chủ đề của BTV Thanh Trường thực hiện:
Giảm thiểu tai nạn cuối năm: đâu là giải pháp.- Mang hơi ấm cho những người vô gia cư ở Hà Nội.
Chỉ trong ngày 2/1/2021 vừa qua đã có 2 vụ tai nạn lao động xảy ra đó là trường hợp đứt tời tháng máy khi thi công trụ sở Sở Tài chính Nghệ An tại TP.Vinh và cháy ở công ty bán buôn các vật liệu xây dựng hệ thống cấp nước tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vào thời điểm cuối năm, hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều sôi động hơn để đáp ứng kịp tiến độ hay đơn đặt hàng. Vì thế, ngoài việc tăng ca, tăng kíp, rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng thêm lao động bổ sung, chủ yếu là lao động thời vụ, nông nhàn, không qua đào tạo nghề khiến nguy cơ mất an toàn lao động rất lớn.
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên thời điểm quý 4/2020, các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa phục vụ nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán. Điều này khiến nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tăng cao, kéo theo thị trường lao động, việc làm trở nên sôi động hơn. Thế nhưng, trên thực tế thị trường lao động lại đang tồn tại nghịch lý: cung cầu không gặp nhau; trong khi doanh nghiệp cần nhưng không tuyển được lao động, thì người lao động lại không tìm được việc làm. Nguyên nhân của nghịch lý này là do đâu? Làm sao để xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa cung – cầu lao động, tránh tình trạng mất cân đối như hiện nay? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.
Đang phát
Live