Tại cuộc họp giao ban trực tuyến sáng nay với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia nhấn mạnh, sau hơn 2 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, công tác chống dịch tại Thành phố đang đi đúng hướng. Ưu tiên lớn nhất lúc này là phải giữ đúng khoảng cách trong tất cả các hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm, tổ chức tiêm vaccine, sản xuất kinh doanh, chấm thi tốt nghiệp THPT quốc gia…Sau 15 ngày phải đưa Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản trở lại cuộc sống bình thường mới.
Từ dãy nhà cũ, con đường lồi lõm, rác thải và phế liệu chất xung quanh…cuộc sống 28 hộ dân tuyến đường ven hồ Trúc Bạch đã thay đổi rõ rệt khi UBND phường Trúc Bạch triển khai dự án cải tạo môi trường. Hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, cùng những bức tranh bích họa phố cổ Hà Nội và pano tuyên truyền về bảo vệ môi trường đẹp mắt trang trí tại bờ mương không những thay đổi không gian sống cho các hộ dân mà còn thu hút nhiều người đến thăm quan.
Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 4 đã khiến hàng nghìn học sinh và giáo viên phải vào sống tại các khu cách ly. Dù phải ở khu vực cách ly nhưng những giáo viên đã khắc phục khó khăn ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học, ôn tập cho các em học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, nhằm giúp các em ngừng đến trường nhưng không ngừng học. Vậy cuộc sống của cô trò ở khu vực cách ly diễn ra như thế nào? Làm sao để một ngày trôi đi trong khu cách ly trở nên có ích? Chuyện đêm hôm nay phóng viên Thu Hiền trò chuyện với cô giáo Hoàng Thị Quyên, Tổ trưởng tổ Văn-Sử, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang- một trong 18 giáo viên đã phải đi cách ly y tế tập trung cùng với 39 học sinh do lớp có 2 học sinh F0, mắc Covid 19 để nghe cô chia sẻ về cuộc sống cũng như những công việc thầm lặng mà đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ công an, quân đội đã và đang làm ngày đêm không ngủ để phòng chống dịch bệnh.
Đồng hành cùng con trên không gian mạng.- Thành phố Venice, Italia sử dụng xuồng cao tốc cánh ngầm chạy bằng điện bảo vệ môi trường.- Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 4 đã khiến hàng nghìn học sinh và giáo viên phải vào sống tại các khu cách ly. - Làng gốm thủ công duy nhất còn lại ở Bình Thuận
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Ca sỹ, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất Lý Hải trải lòng về một số khó khăn khi thực hiện bộ phim điện ảnh “Lật mặt 48h”.- Các sự kiện đời sống xã hội đáng chú ý trong tuần.
Chát với ca sĩ Lý Hải: Thành công của series phim “Lật mặt” - thương hiệu thu về hàng trăm tỉ đồng.- Loạt bài "Hà Nội quy hoạch hai bờ sông Hồng - người dân xóm Phao về đâu?", bài 1: Lênh đênh cuộc sống ngụ cư.
Trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số trước Đài TNVN đã bàn luận chủ đề RÀNG BUỘC VÀ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC và đã làm rõ việc tha hóa quyền lực sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một khi quyền lực công đã bị chiếm đoạt và lợi dụng vào mục đích riêng, tư lợi thì con đường dẫn đến tha hóa, tham ô, tham nhũng và quá trình tụt dốc của đạo đức công vụ sẽ ngắn và nhanh nhất. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, đó là để phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát phải bài bản và quyết liệt hơn gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không dám tham nhũng” và “không thể tham nhũng”. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ số. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài những biện pháp phòng, chống và hình phạt cho tội phạm tham nhũng mà các quốc gia đang áp dụng thì việc áp dụng công nghệ số có thể đem lại hiệu quả nhất định cho cuộc chiến cam go này. Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp đề cập rõ hơn vấn đề này.
Như Đài TNVN đã thông tin, sau 12 năm chờ đợi, người dân ở vùng lòng hồ Krông Pách thượng bắt đầu được di dời đến nơi ở mới. Các cấp chính quyền đang tập trung ổn định cuộc sống cho người dân.
Những câu hát mộc mạc, ca từ gần gũi với đời sống sinh hoạt đã khiến ví, giặm có một sức hút mãnh liệt không chỉ với những người con xứ Nghệ, mà với tất cả những ai yêu thích ví, giặm đều đắm say, tìm về. Từ tình yêu ví, giặm, tình yêu quê hương, những người con xứ Nghệ xa quê tại Hà Nội vẫn luôn thấm đẫm những câu hát quê hương trong máu, thịt. Chính vì vậy, họ đã cùng nhau thành lập nên câu lạc bộ “Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội” thuộc sự quản lý của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam với mong muốn không chỉ tập hợp những người yêu thích ví, giặm cùng sinh hoạt, mà rộng hơn là gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay xin mời quý vị thính giả cùng về thăm câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội, để cùng hòa mình vào một không gian âm nhạc xứ Nghệ thấm đẫm hồn quê giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)