
Vào mùa khô hạn, nước mặn từ biển tấn công, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực ĐBSCL. Do đó, ở thời điểm này, chính quyền và nhân dân địa phương đang thực hiện các giải pháp ứng phó nếu có hạn mặn xảy ra.
Triển khai cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại dịp cuối năm.- Quản lý thị trường các địa phương tiếp tục ngăn chặn hàng chục nghìn sản phẩm hàng hóa mỹ phẩm nghi nhập lậu.- Ngăn chặn kịp thời hàng tấn lòng lợn nhiễm dịch tả châu Phi.
- Chính phủ kiên trì thực hiện mục tiêu kép: Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Nước ta là một trong những nước phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, trong đó trung bình mỗi năm có khoảng 10 -15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Biến đổi khí hậu và những tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng khiến cho thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường hơn. Nững ngày qua, tuy đã vào thời điểm cuối năm, miền Trung vẫn phải hứng chịu đợt lũ cực đoan, trên mức báo động 3, đạt xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 1993 và 2013, gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của người dân. Để phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và cũng như tìm giải pháp sống chung với bão lũ, thiên tai trong thời gian tới, vai trò của cộng đồng tại các địa phương là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, nơi nào, ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng chống thiên tai tích cực thì nơi đó, công tác phòng chống thiên tai được thực hiện hiệu quả, rủi ro thiên tai được giảm đáng kể.
Sáng nay, chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế để tiếp tục xem xét, rà soát và thúc đẩy vấn đề nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc điều trị COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải thần tốc trong việc tiêm chủng, thuốc điều trị, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và đề cao hơn nữa ý thức của người dân trong phòng chống dịch covid – 19.
Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai đã khiến gần 90 người chết và mất tích, 93 người bị thương; làm hư hỏng nhiều nhà cửa, tài sản, công trình dân sinh, ước tính thiệt hại hơn 3.100 tỷ đồng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến nước ta, các hình thái thiên tai trở nên phức tạp, cực đoan và bất thường hơn, vấn đề nâng cao công tác phòng chống thiên tai càng trở nên cấp bách. Xác định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục để đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống cho người dân và sự phát triển của đất nước, để hoàn thiện hơn nữa, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác phòng chống thiên tai, Quốc hội khoá 14 kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Luật sửa đổi, bổ sung đã ban hành nhiều điểm mới, giúp công tác phòng chống thiên tai hiệu quả và sát thực tiễn hơn, nhất là trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng bất thường hiện nay. Khách mời là ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn biểu cấp cao Việt Nam thăm Văn phòng Liên hợp quốc và có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc- Nhiều địa phương khu vực Đồng bằng Sông cửu Long nâng cấp độ phòng chống dịch Covid 19
Sáng nay (27/11), Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM tổ chức họp mặt Kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2021) và 40 năm ngày thành lập Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM (27/11/1981 – 27/11/2021). Trước khi bắt đầu buổi lễ, các đại biểu đã dành một phút tưởng niệm đồng bào, chiến sỹ đã tử vong, hy sinh vì đại dịch COVID-19.
Sau 4 năm kể từ dấu ấn khó quên của vai diễn bà mẹ chồng “tai quái” trong bộ phim gây sốt “Sống chung với mẹ chồng”, NSND Lan Hương tiếp tục kiến khán giả ngỡ ngàng khi có một cú “lột xác” ngoạn mục với vai diễn bà hàng xóm lắm chuyện trong “Cây táo nở hoa” và gần đây nhất là vai diễn trong phim “Thương ngày nắng về” hứa hẹn nhiều điều thú vị. NSND Lan Hương đã làm mới hình ảnh của chính mình khi hoàn toàn lột xác so với các dạng vai nhẹ nhàng, đoan trang trước đó trên màn hình. Thậm chí, nữ nghệ sĩ không ngại làm xấu bản thân để khắc họa chân thực nhân vật.
Đang phát
Live