Ngay ngày đầu tiên Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực (1/7/2024), toàn ngành BHXH Việt Nam đã tập trung chi trả để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Ngày 25/11/2022, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 21 về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Hiện nay, với việc Cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội được triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhóm đối tượng này cũng như đảm bảo việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt là chi trả không dùng tiền mặt.
Theo BHXH Việt Nam, đến năm 2025, sẽ có 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay có chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn” với khách mời là bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ông Kang Byung Joo –Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, khoảng trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình với chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn”.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, việc triển khai Nghị quyết 116 và Quyết định số 28, đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho gần 429 nghìn lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 111 nghìn người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 999,5 tỷ đồng cho hơn 425 nghìn người lao động.
Ngay trong ngày 1/10 - ngày đầu tiên TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều phường xã của TP.HCM đã gấp rút triển khai công tác chi trả gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, khoảng gần 13 triệu người lao động và 38.000 người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động có thể nhận hỗ trợ ở bất kì địa phương nào và được thanh toán trong thời gian sớm nhất
Để kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhận hỗ trợ từ Gói an sinh lần 2 theo Nghị quyết 68, BHXH Việt Nam đã áp dụng 6 dịch vụ công nhận và giải quyết trực tuyến những thủ tục này. Người lao động và doanh nghiệp có thể ngồi nhà thực hiện các thủ tục mà không phải đến cơ quan BHXH.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện chi trả với số tiền hơn 100 nghìn tỷ đồng cho khoảng từ 160 đến 185 triệu lượt người đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT.
Đang phát
Live