Đến Quảng Trị hôm nay, ngoài những Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, địa đạo Vịnh Mốc thì mọi người còn nhìn thấy nhiều cánh rừng cao su xanh tít tắp, những làng chài trù phú, khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Những hình ảnh đó cho thấy một mảnh đất tưởng chừng không còn sự sống sau chiến tranh, Quảng Trị đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm đến của những ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Trong bài cuối của loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình”, Nhóm phóng viên Đài TNVN nhắc lại thông điệp hòa bình với những đổi thay trên quê hương Quảng Trị qua bài viết có nhan đề: “Nơi gặp gỡ của hoà bình!”.
Tháng 7, dòng người tìm về mảnh đất Quảng Trị linh thiêng mỗi ngày càng đông hơn. Họ tới đây để viếng mộ, thắp hương tưởng nhớ người thân, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay. Quảng Trị là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước. Vùng đất này đi vào lịch sử cùng hai dòng sông được chọn làm giới tuyến tạm thời. Nếu như tháng 8 năm 1954, con sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam – Bắc thì năm 1973, dòng Thạch Hãn chứng kiến việc trao trả tù binh. Quê hương Quảng Trị phải giải phóng 2 lần (vào năm 1972 và năm 1975). Quảng Trị cũng là nơi chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh. Không có địa phương nào mà nghĩa trang nhiều như ở Quảng Trị với 72 nghĩa trang liệt sỹ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ quốc gia. Và cũng từ mảnh đất chịu nhiều nỗi đau quá lớn nên khát vọng hòa bình càng lớn. Chính từ sâu thẳm nỗi đau đó, Quảng Trị mạnh mẽ vươn dậy để rồi sau 45 năm hòa bình lập lại, mảnh đất này trở thành nơi ghi dấu những cuộc gặp gỡ “Vì Hòa Bình”. Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, Nhóm phóng viên Đài TNVN tại miền Trung và Ban Thời sự thực hiện loạt phóng sự: “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình”. Bài 1 với nhan đề “Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh”.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm nay.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục hoạt động tiếp xúc cử tri tại thành phố Cần Thơ.- Hôm nay diễn ra hàng loạt hội nghị quan trọng trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao ASEAN lần thứ 36. Trong đó, Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khai mạc sáng nay theo hình thức trực tuyến, thảo luận các bước tiến đạt được trong việc triển khai chương trình nghị sự ưu tiên Năm Chủ tịch ASEAN.- Công suất tiêu thụ hệ thống điện toàn quốc trong hôm qua đạt mức cao nhất từ trước đến nay với con số kỷ lục là 38 nghìn 300 MW.- Hôm nay nước Nga tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc.- Quan hệ liên triều giảm nhiệt khi Triều Tiên quyết định chấm dứt các kế hoạch hành động quân sự nhằm vào Hàn Quốc.- Cảnh báo sóng thần ban bố tại nhiều nước sau trận động đất cường độ 7,5 độ Richter tại Mexico khiến hàng chục người thương vong.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu, trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề. Nhưng thay vì đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch bệnh, hai quốc gia lại đẩy quan hệ vốn đã căng thẳng bấy lâu nay lên một nấc thang mới khi hai bên tiếp tục đưa ra nhiều chỉ trích nhắm vào nhau. Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến liên quan tới nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với cảnh báo hồi cuối tuần qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc, liệu căng thẳng Mỹ-Trung có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới và đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trao đổi với phóng viên Bích Thuận thường trú tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân thường trú tại Mỹ.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng đến Tổng thống Liên bang Nga nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5).- Dù đang phải chịu tác động nặng nề do đại dịch Covid-19, nhưng ở nhiều nơi trên khắp nước Nga và các nước Tây Âu, các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng Phát xít vẫn đang diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu 8 tháng còn lại trong năm, TP HCM phải phát triển phù hợp với tiềm năng, trở lại vị thế tăng trưởng đầu tàu kinh tế của cả nước. Lãnh đạo Chính phủ cũng ủng hộ TP HCM lập thành phố phía Đông với hơn một triệu dân, diện tích 21 nghìn hécta.- Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh bắt Trung Quốc đơn phương đưa ra từ đầu tháng 5 ở Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc không làm phức tạp tình hình.- Hội đồng thẩm phán bác kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải, khẳng định bị cáo bị kết án tử hình vì hai tội Giết người và Cướp tài sản "là không oan sai".- Lật ghe trên sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam khiến 5 người mất tích.- Hôm nay là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Thông điệp “Dù bạn là ai, khi bạn cần - Chúng tôi có mặt!” của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng.
- Ấn tượng Việt Nam với một sự liên tưởng khá thú vị giữa chiến dịch mùa Xuân lịch sử năm 1975 và chiến dịch mùa Xuân 2020 khi quân dân cả nước đồng lòng của Đảng, Chính phủ đẩy lùi dịch covid-19.- Những ký ức hào hùng cách đây 45 năm với cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.- Tạp chí Âm nhạc Quốc tế: “50 năm ban nhạc The Beatles tan rã: Di sản âm nhạc vẫn được lan tỏa”.- Nhà thờ Lớn Hà Nội: dấu ấn của kiến trúc và nền văn minh châu Âu.- Cập nhật thông tin thế giới chống dịch COVID-19.
Phóng viên Phạm An trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về hành trình thu lượm ký ức qua công trình sách “ký ức người lính”.
- Khởi động lại chiến dịch kích cầu du lịch Việt Nam sau dịch bệnh Covid-19: chú trọng thị trường nội địa.- Ký ức chiến tranh, bản hùng ca của nghĩa tình đồng đội.- Món quà quý giá dành cho trẻ em Tây Ban Nha trong dịch bệnh Covid-19.- Nhóm nữ sinh Afghanistan chế tạo máy thở từ các bộ phận xe ôtô cũ.- Cuốn sách hay: “Đời ngắn đừng ngủ dài”.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)