- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP Hà Nội trong đó có đề xuất Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.- Từ hôm nay, các trận đấu vòng loại Giải Vô địch Quốc gia futsal HDBank, do Đài TNVN và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp tổ chức, sẽ khởi tranh tại Nhà thi đấu Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).- Biểu tình bạo lực lan rộng tại Mỹ sau vụ cảnh sát Mỹ làm chết 1 công dân da màu. 40 thành phố phải áp dụng lệnh giới nghiêm, trong đó có cả thủ đô Washington. Người dân nhiều nước châu Âu cũng xuống đường tuần hành phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.- Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh một số nước bao gồm Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng, hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; ngoài ra Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, rất cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Với nhiều biến tướng trong mô hình kết nối người có nhu cầu vay tiền với người có tiền cần cho vay, thời gian gần đây hàng loạt ứng dụng cho vay trực tuyến (nhưng đăng kí kinh doanh từ các nước khác) đã tràn vào nước ta. Đây là các mô hình cho vay ngang hàng như kiểu kết nối giữa người lái xe với người có nhu cầu đi xe, được gọi là Peer to Peer (P2P) Lending. Điều đáng nói là các mô hình cho vay ngang hàng này đang xuất hiện ngày càng nhiều, khó kiểm soát và gây ra nhiều rủi ro cho người cần vay tiền, thậm chí cả người có tiền cho vay.
Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống cho người dân, người lao động, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42 thực hiện một số biện pháp hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều địa phương vẫn còn gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN tìm hiểu thực tế tại Thái Nguyên.
- Chính sách thuế - hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch CO VID-19:- 93 thủ tục đã tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia- ngành Thuế hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.- Nghị quyết số 94: Khoanh nợ, xóa nợ thuế, nhằm giảm nợ ảo.- Chuỗi cửa hàng Pizza Home Hoàng Tùng: Cách thức tạo sản phẩm mới và chiến lược marketing trong thời dịch bệnh.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bích Huyền, phóng viên thường trú tại TPHCM đưa tin:
Kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Sau kỳ họp, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo Luật. Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn của Dự án Luật, nhiều đại biểu đề nghị, cần cụ thể hóa chính sách của Nhà nước cho thanh niên.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đang phát
Live