Đề án khám chữa bệnh từ xa rất thiết thực cho người dân, cho bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, việc thực hiện đề án sẽ gặp khó khăn về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị, cũng như cơ chế tài chính cho các chuyên gia tham gia hội chẩn. Vì vậy, muốn khám chữa bệnh từ xa hiệu quả cần thêm nhiều chính sách 'mở lối'
- Diễn đàn nông nghiệp mùa thu 2020 – Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19. - Trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. - Lâm Đồng nâng cao giá trị nông sản qua liên kết sản xuất. - Kỹ thuật chăm sóc cây chè theo tiêu chuẩn VietGap.
- Cập nhập tình hình thiệt hại sau bão số 9.- Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.- Hoàn chỉnh chính sách về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân
“Việt Nam đã tự định vị thành công trên bản đồ bình đẳng giới toàn cầu”, là đánh giá của Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam Ê-li-xa Phéc-nan-đết Xa-en (Elisa Fernandez Saenz) trong cuộc trò chuyện với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên đề cập vấn đề nam nữ bình quyền, cho đến nay, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới, một trong số các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Phóng viên Thu Hoài có bài viết:
Chuỗi giá trị toàn cầu (hay còn gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu) là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm bằng cách tham gia chuỗi mắt xích cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nội địa phát triển và nền kinh tế nước ta đẩy mạnh tăng trưởng. Để đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ đã đề ra ba giải pháp đột phá như: đột phá về thể chế, đột phá về nhân lực chất lượng và phát triển hạ tầng công nghệ.
Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hàng xách tay là những mặt hàng được sản xuất hoặc phân phối tại thị trường nước ngoài, được các cá nhân (người đi du lịch, công tác ở nước ngoài…) mua trực tiếp và mang về Việt Nam. Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10 quy định hàng nhập lậu gồm hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo... cũng được xếp vào diện hàng lậu. Bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo như quy định, không làm thủ tục hải quan... cũng bị xác định là hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt. Câu hỏi đặt ra là việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đã đủ mạnh để ngăn chặn hàng lậu núp bóng hàng xách tay hay chưa?
Ở Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 230.000-250.000 người nhiễm HIV. Tuy tình hình HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp nhưng nước ta đang đứng trước cơ hội lớn để có thể chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 với số người nhiễm HIV mới được phát hiện giảm dưới 1.000 trường hợp/năm. HIV/AIDS sẽ không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, của cộng đồng nếu có chính sách và nguồn lực phù hợp, được tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực hỗ trợ đang bị cắt giảm. Những vấn đề này được đặt ra trong phiên họp của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi cho ý kiến dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống nhiễm virus gây ra do hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Ngành y tế có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân. Những thách thức của đại dịch Covid 19 đã cho chúng ta cảm nhận rõ rệt hơn về điều đó, về sự nỗ lực và cố gắng của ngành trong bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mặc dù đã có những thành tựu quan trọng, song để đáp ứng yêu cầu, để nâng cao chất lượng hoạt động, cần có thêm những chính sách thuận lợi hơn trong đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, vật lực, hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị và kiểm soát tốt tình trạng trục lợi tiêu cực trong hoạt động y tế. Đây là những vấn đề được đặt ra trong phiên Phiên họp mới đây của thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội với Bộ y tế về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 thuộc lĩnh vực y tế - dân số:
- Mối nguy độc tố trong pa tê Minh Chay và những vấn đề người tiêu dùng cần lưu ý - Duy Tiên, Hà Nam: Phát triển chăn nuôi bò sữa xóa đói giảm nghèo - Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo tại tỉnh Thanh Hóa
Đang phát
Live