
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du tới 4 nước châu Phi, trong nỗ lực nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này. Trong chuyến thăm, Tổng thống Pháp sẽ tập trung vào vấn đề môi trường, dự một hội nghị thượng đỉnh về rừng tại Gabon, gặp gỡ các nghệ sĩ châu Phi. Chuyến thăm các nước châu Phi diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp Macron luôn khẳng định châu Phi là ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình và Pháp đang chứng kiến sự suy giảm tầm ảnh hưởng đối với các nước thuộc địa cũ tại châu Phi, sau khi Pháp rút quân khỏi một số nước trong khu vực. Trong bối cảnh châu Phi đang trở thành “điểm nóng” cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, Tổng thống Pháp Macron tính toán điều gì khi thực hiện chuyến công du tới lục địa này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron ngày mai (01/3) sẽ lần thứ 3 đến châu Phi, thăm 4 quốc gia thuộc khu vực Trung Phi là là Gabon, Angola, Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo. Trước thềm chuyến thăm, ông Macron hôm qua (27/2) đã có bài phát biểu xác định mối quan hệ đối tác với châu Phi, trong đó nhấn mạnh đối quan hệ cân bằng Pháp - Phi, thay đổi vai trò và giảm dần sự hiện diện quân sự của Pháp tại châu Phi.
Từ ngày 1/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm 4 nước châu Phi gồm Gabon, CHDC Congo, Angola và Cộng hòa Congo. Chuyến công du là một trong những nỗ lực mới nhất nhằm tái khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này trong cuộc cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Một chương mới trong quan hệ với châu Phi dự định cũng được ông Macron công bố trong bối cảnh nước này vừa chấm dứt chiến dịch chống khủng bố tại khu vực đã kéo dài hàng thập kỷ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc mới đây cho biết, các nước châu Phi vốn nợ nần chồng chất đang bị tính lãi suất “cắt cổ”. Liên hợp quốc sẽ chi 250 triệu USD từ quỹ khẩn cấp, khoản phân bổ lớn nhất từ trước đến nay, để giúp đỡ tái cấu trúc nợ và hỗ trợ các cộng đồng có nguy cơ bị nạn đói ở châu Phi.
Liên tiếp trong tháng đầu tiên của năm 2023, giới chức cấp cao Mỹ thực hiện các chuyến công du quan trọng tới châu Phi và Trung Đông. Hồi giữa tháng này, Bộ trưởng tài chính Janet Yellen có chuyến đi kéo dài 11 ngày đến một loạt quốc gia châu Phi. Từ hôm qua (29/1), Ngoại trưởng Antony Blinken cũng có chuyến thăm Ai Cập, Israel và khu Bờ Tây. Trước đó 1 tuần, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cũng có mặt tại Israel. Tuy nhiên bối cảnh khu vực thay đổi cùng với những cam kết thiếu hiệu quả, dường như khiến chính sách Trung Đông –châu Phi của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn so với Trung Quốc. Chính vì vậy, sự hiện diện của các quan chức Mỹ tại châu Phi và Trung Đông thời điểm này dường như báo hiệu chính sách tập trung hơn của Washington vào khu vực đang có sự cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt của Trung Quốc. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.
Ở thời điểm đầu năm 2023 này, giới quan sát quốc tế tiếp tục có những nhận định, dự đoán về bức tranh chính trị, ngoại giao toàn cầu trong năm nay, trong đó, châu Phi nổi lên là một điểm đến đáng chú ý trong bức tranh ấy. Bởi lẽ, các chuyến công du nối tiếp của giới chức một số nước tới châu Phi ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2023 báo hiệu khu vực này có thể trở thành trung tâm ngoại giao nhộn nhịp nhất thế giới. Chưa đầy 2 ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tới 5 quốc gia ở châu Phi, Mỹ cũng vừa cử 1 trong số những quan chức hàng đầu là Bộ trưởng Tài chính Gia-nét Y-ê-lừn tới một loạt quốc gia trong khu vực, nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác kinh tế với châu lục này, trong đó có việc mở rộng các dòng chảy thương mại.
Chưa đầy 2 ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, Mỹ cũng cử 1 trong số những quan chức hàng đầu của mình- Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tới châu Phi. Từ một khu vực “bị lãng quên”, châu Phi giờ đây trở thành trung tâm ngoại giao nhộn nhịp nhất thế giới, với cuộc đua ảnh hưởng quyết liệt nhất giữa Trung Quốc, Nga và các nước phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đang có chuyến công du kéo dài một tuần tới châu Phi. Đây là năm thứ 33 liên tiếp, một Ngoại trưởng của Trung Quốc lựa chọn châu Phi là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm đầu năm mới. Kéo dài một tuần với hành trình dày đặc như Ê-ti-ô-pi-a, Ga-bông, Ăng-gô-la, Bê-nanh, Ai Cập, trụ sở Liên minh châu Phi và Liên đoàn các quốc gia Ả-rập, chuyến công du của Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác hợp tác cũng như thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và châu Phi. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến công du châu Phi lần này của Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, BTV Đinh Tuấn phân tích vấn đề này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới; tiếp Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới trong chuyến thăm chính thức Thụy sỹ.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 7.- Bộ Y tế đề xuất Chính phủ xem xét tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ 7 quốc gia thuộc Châu Phi, liên quan đến biến thể Omicron.- Tổ chức Y tế thế giới họp phiên đặc biệt bàn về một hiệp ước toàn cầu ngăn ngừa đại dịch. Bộ trưởng Y tế G7 cũng họp khẩn tìm biện pháp ứng phó Omicron.
Dịch tả lợn Châu phi hiện nay đang diễn biến phức tạp, bệnh chưa có Vacxin phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh dịch tả lợn Châu Phi thì bệnh lợn tai xanh cũng là một trong những bệnh nguy hiểm, dễ lây lan nhanh, dễ hình thành dịch lớn gây tổn thất cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi cần nhận biết rõ hai loại bệnh này trên đàn lợn như thế nào? Khách mời: PGS TS Lê Văn Năm - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam.
Đang phát
Live