
Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ đồng loạt diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương trên khắp cả nước lúc 20h tối nay.- Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ- Mexico - Canada tập trung thảo luận về hợp tác kinh tế.- Belarus dỡ bỏ các trại tị nạn ở biên giới với Liên minh châu Âu.
Những tưởng sau khi vaccine ngừa Covid-19 được bao phủ, thế giới có thể đứng ngoài những quy định “Phong tỏa” – một cụm từ không ai muốn nhắc tới kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tuy nhiên, biện pháp “cực chẳng đã” này đã buộc phải áp dụng trở lại. Một số nước châu Âu đã bắt đầu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa hoặc hạn chế nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với sự tăng mạnh số ca mắc Covid-19 mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng vượt trội. Làn sóng dịch thứ 4, rồi thứ 5 kéo đến. Phong tỏa – mở cửa và lại phong tỏa. Covid-19 đang tạo ra một vòng luẩn quẩn chưa biết bao giờ mới kết thúc. Thực tế ở châu Âu cũng là lời cảnh báo với phần còn lại của thế giới. Lý do nào khiến dịch bùng phát trở lại? Tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa mở cửa và phong tỏa được các nước châu Âu giải quyết ra sao?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự các phiện họp quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC 2021.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tổ biên tập của Chính phủ nhanh chóng hoàn thành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.- Hàng trăm nghìn nhân công trở về từ các tỉnh phía Nam, thách thức lao động thu hái trong cao điểm vụ cà phê.- Các hoạt động quân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một trong những chủ đề chính được bàn thảo trong cuộc gặp song phương đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đầu tuần tới.- Nhiều quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu buộc phải tính đến biện pháp phong tỏa do tỉ lệ tiêm chủng vắcxin COVID19 thấp .
Một số nước châu Âu đã bắt đầu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa hoặc hạn chế nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với sự gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19 . Dù có tỷ lệ tiêm chủng vượt trội, song khu vực này lại đang đứng trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ 5 nghiêm trọng khi gần 1 nửa trên tổng số 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có diễn biến dịch bệnh “rất đáng lo ngại” theo đánh giá của Trung tâm kiểm soát bệnh tật châu Âu.
Trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy trong báo cáo giải trình trước Quốc hội sáng nay. Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề lớn của đất nước- Nâng cấp độ phòng chống dịch, đẩy mạnh tiêm vacxin cho mọi người dân từ 18 tuổi, không phân biệt công dân có hộ khẩu thường trú hay lao động tự do, khách vãng lai là những biện pháp nhiều địa phương đưa ra trong bối cảnh dịch covid 19 tái bùng phát- Hội nghị các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2021 do New Zealand chủ trì diễn ra hôm nay. Lãnh đạo các nước sẽ thảo luận hàng loạt các vấn đề quan trọng nhằm xây dựng một cộng đồng phát triển và thịnh vượng- Khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với các nước châu Âu tiếp tục leo thang. Nguy xung đột quân sự được cảnh báo khi các nước điều động hàng nghìn binh sĩ quân đội tới biên giới Belarus
Thủ tướng đề nghị Quốc hội Pháp ủng hộ Việt Nam trong việc thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cánh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam.- Hơn 2.200 dự án đầu tư tại Việt Nam là kết quả một năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu EVFTA.- Thế giới đang vô cùng quan ngại trước tình hình bạo lực leo thang tại Ethiopia.
Tòa Tư pháp châu Âu ngày 27/10 ra phán quyết phạt Ba Lan 1 triệu Euro mỗi ngày do các tranh cãi giữa chính phủ Ba Lan với Ủy ban châu Âu liên quan đến cải cách tư pháp năm 2017 tại Ba Lan, mà châu Âu cho rằng đe dọa đến sự độc lập của ngành tư pháp tại nước này.
Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành họp đặc biệt tại Lúc-xăm-bua để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang bủa vây châu Âu. Các nước thành viên EU đã đưa ra những đề xuất khác nhau liên quan đến cải cách thị trường năng lượng, điển hình như đề xuất tách bạch thị trường điện khỏi thị trường khí đốt của Pháp. Tuy nhiên, phiên họp một lần nữa cho thấy tình trạng mỗi nước sử dụng nguồn cung năng lượng khác nhau khiến việc đi tới giải pháp thống nhất của EU là rất khó khăn. BTV Thúy Ngọc trao đổi với nhà báo Đỗ Sinh, Thông tấn xã Việt Nam vấn đề này
Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhiên liệu vào mùa Đông đang gõ cửa từng gia đình tại châu Âu khi giá năng lượng tăng đột biến. Tình hình ngày càng nghiêm trọng đang khiến giới chức châu Âu “lo sốt vó”, thậm chí còn nảy sinh nhiều bất đồng và chia rẽ trong việc tìm giải pháp xử lý vấn đề này.
Tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các quốc gia Tây Balkan vừa diễn ra tại Slovania, phía Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các quốc gia Tây Balkan. Khoản kinh phí này sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong khu vực để kích thích phát triển kinh tế. Động thái này được cho là hành động mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ cả EU đối với khu vực Tây Balkan khi khu vực này là “cửa ngõ” giúp Bruxelles củng cố vị thế với bên ngoài. Mặc dù vậy, cho tới nay, việc kết nạp các quốc gia Tây Balkan vào Liên minh châu Âu vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Đang phát
Live