
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Hà Lan là quốc gia châu Âu mới nhất chứng kiến sự chuyển dịch chính trị mạnh mẽ sang cánh hữu. Việc các đảng dân tuý và cánh hữu ngày càng nhận được sự ủng hộ của cử tri đang thách thức giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới đang tới gần.
15 thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/5 đã đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư, trong đó nhất là thúc đẩy các thoả thuận với các quốc gia thứ 3 trên tuyến đường di cư để tạo thuận lợi cho việc đưa những người di cư không giấy tờ sang các nước thứ ba. Hà Lan thậm chí tuyên bố sẽ yêu cầu cho phép lựa chọn không tham gia Hiệp ước Tị nạn và Di trú mới của của châu Âu.
Ngày 15/5, Liên minh châu Âu (EU) đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của Đức xuống 0,1% cho năm 2024, so với mức 0,3% đưa ra trước đó. Đồng thời, khối 27 cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của cả khối trong những năm tới.
Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua lần cuối Hiệp ước mang tính bước ngoặt về Di cư và Tị nạn, khép lại tiến trình đàm phán khó khăn kéo dài suốt gần 1 thập kỷ. Các quy định mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2026 và hướng tới mục tiêu cốt lõi là đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm giữa các nước thành viên.
Tại châu Âu, các phong trào phản đối du lịch quá mức đang xuất hiện ở nhiều nước. Liệu có giải pháp nào vừa dung hòa lợi ích của người dân địa phương vừa sinh lợi từ du lịch?
- Mỹ hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án “Sử dụng phân bón đúng” hướng tới giảm phát thải trong ngành nông nghiệp - Liên minh châu u sẽ tiếp tục các ưu tiên trong mối quan hệ với Việt Nam - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới khởi động dự án tăng khả năng chống chịu thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Từ ngày 5-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary. Thương mại, đầu tư và những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine được cho là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận. Triển vọng chuyến thăm này ra sao trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-châu Âu vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng và căng thẳng liên quan các vấn đề thương mại? Góc nhìn của PV Bích Thuận – TT tại Trung Quốc và Anh Tuấn - TT tại Pháp theo dõi khu vực châu Âu.
Ngày 24/4, Nghị viện Châu Âu đã thông qua dự thảo nghị quyết về việc thành lập Cơ sở Cải cách và Tăng trưởng cho Tây Balkan, còn được gọi là Kế hoạch Tăng trưởng cho Tây Balkan.
Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các giải pháp gỡ thẻ vàng EC đã được chúng tôi nêu ra ở những bài trước. Các cơ quan chức năng vùng ĐBSCL cũng nhìn nhận ra những mặt yếu kém và đang triển khai từng giải pháp, cụ thể hóa từng phần việc để vá những lỗ hổng; hướng tới quản lý, khai thác, đánh bắt hải sản bền vững hơn. Qua đó, góp phần vào nỗ lực gỡ thẻ vàng EC.
Đang phát
Live