Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng. Cả 3 quốc gia châu Á này đều đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục tỷ lệ sinh thấp, chặn đà suy giảm dân số - yếu tố vốn đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Cây sắn dây đang được trồng trên đất lúa một vụ ở Lai Châu và được đánh giá là phù hợp. Tốn ít công chăm sóc và chi phí đầu tư, nhưng mỗi héc ta sắn dây lại cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với cây lúa. Hiệu quả kinh tế từ cây sắn dây mang lại được kỳ vọng sẽ giải bài toán cây trồng trên đất lúa một vụ nhiều năm nay và mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào các dân tộc địa phương.
Ai Cập và Liên minh châu Âu (EU) vừa nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận tài chính trị giá hàng tỷ Euro. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai thực thể có vị trí địa chiến lược quan trọng của thế giới.
Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nhập cư bất hợp pháp ngày càng tăng khi cuộc khủng hoảng Gaza tiếp diễn. Nguy cơ khủng hoảng di cư đang hiện hữu đã khiến Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu tới Ai Cập vào ngày 17/3 để ký gói viện trợ trị giá hơn 8 tỷ USD nhằm giảm bớt tình trạng di cư và tăng cường các thỏa thuận hợp tác về năng lượng với quốc gia này.
Tỉnh Lai Châu đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo động lực để địa phương phát triển. Hơn 97% thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng điện thoại di động; gần 83% số thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng internet không dây. Đây là điều kiện quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện trao đổi văn bản điện tử và đưa vào khai thác, sử dụng hơn 3.000 hòm thư điện tử công vụ. Đến nay, Lai Châu cũng đã khai thác hiệu quả công nghệ số khi có gần 54% người dân sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% cơ sở giáo dục hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số.
Với 16 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Ủy ban các vấn đề pháp lý của Nghị viện châu Âu vừa thông qua kế hoạch khởi kiện Ủy ban châu Âu lên liên quan đến việc giải ngân gói hỗ trợ 10,2 tỷ Euro dành cho Hungary. Vụ kiện hiếm hoi giữa hai cơ quan quyền lực nhất của châu Âu cho thấy bất đồng dai dẳng về vấn đề pháp quyền ở Hungary – vấn đề mà Nghị viện châu Âu cho rằng EU đang đánh đổi lợi ích chiến lược bằng các giá trị cốt lõi của khối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, 30 năm tới hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ hiệu quả hơn.- 100 giao thương được kết nối thành công giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.- Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống.- Hai ngày tới, Pháp – Đức – Ba Lan hội đàm khẩn cấp về tình hình Ukraina.- Ấn Độ khởi công ba nhà máy sản xuất chip bán dẫn, cột mốc quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái chất bán dẫn tại quốc gia này.
Từ đầu năm nay, các dữ liệu kinh tế tại Mỹ và châu Âu cho thấy lạm phát đang giảm dần, làm dấy lên những hi vọng về việc FED và ECB sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ bằng những đợt hạ lãi suất trong năm 2024. Tuy nhiên, cũng giống như FED, các quan chức của ECB đang tỏ ra hết sức thận trọng khi cho rằng bất chấp một số tín hiệu tích cực, sứ mệnh chống lạm phát của ECB vẫn chưa kết thúc.
Ủy ban Châu Âu vừa thông báo phạt gã khổng lồ công nghệ Apple 1,84 tỷ euro vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền. Theo Ủy ban Châu Âu, Apple đã hạn chế hoạt động kinh doanh của các đối thủ phát nhạc trực tuyến trênApp Store của Apple. Tuy nhiên, Apple bác bỏ tuyên bố của Ủy ban Châu Âu.
Một loạt quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore đều ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong năm 2023 và đối mặt với nỗ lo già hoá dân số. Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất của các chính phủ, đặt ra thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Đang phát
Live