
Ngay khi phát hiện 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã huy động mọi nguồn lực, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm diện rộng và tích cực triển khai các biện pháp cấp bách, nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
Sau khi Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul mà không gặp phải sự phản kháng nào từ phía quân chính phủ, dư luận thế giới đang chờ đợi Taliban sẽ có những bước đi như thế nào để thành lập chính quyền mới thay thế cho chính quyền Afganistan đã sụp đổ. Có thể nói, Afganistan đang chìm trong bầu không khí hoang mang, lo sợ và mất phương hướng, pha trộn giữa tâm lý thất vọng với chính quyền cũ và sự hoài nghi với chính quyền mới. Đại diện của Taliban đã đưa ra khá nhiều cam kết trong quá trình thành lập chính phủ mới như không gây tổn hại tới người dân Afganistan, những người không thuộc lực lượng Taliban cũng có thể tham gia chính phủ, sẵn sàng làm việc với các đối tác nước ngoài, thậm chí thừa nhận sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ… Vậy chính quyền mới tại Afganistan sẽ như thế nào, và trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng quốc tế cần tính toán như thế nào đến việc thừa nhận chính quyền mới do Taliban thành lập? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ phân tích vấn đề này:
Hơn 50 bác sỹ và cán bộ y tế đang nghỉ hưu tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện gia nhập đội y tế cộng đồng. Dù không ít người đã ở độ tuổi "thất thập" nhưng tất cả đều mong muốn tiếp tục được mang kiến thức y khoa phục vụ công tác tầm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
“Các địa phương cần triển khai ngay hệ thống đường dây nóng, các đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho bất kỳ người dân nào có triệu chứng nghi mắc Covid-19 và các vấn đề sức khoẻ khác”. Đây là nhấn mạnh của Phó Tướng Vũ Đức Đam, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ.
Tại một cuộc họp gần đây, Bộ Y tế đã chỉ đích danh 8 tỉnh có tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 chậm, chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Trong khi đó một thực tế là nhiều địa phương khác lại đang chờ đợi có vaccine để tiêm rộng rãi cho người dân. Vì sao có nghịch lý này? Khi nào Việt Nam có đủ vaccine để có thể đạt miễn dịch cộng đồng?
Với sự vào cuộc đồng bộ, thời gian qua, các tổ giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 cộng đồng tại Hà Nội đã cho thấy tính hiệu quả. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, nhất là khi có nhiều ca mắc mới chưa rõ nguồn lây, nhiều ý kiến đề nghị, thành phố cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ Covid-19 cộng đồng.
Nước Anh đã bước sang ngày thứ 3 ở trạng thái bình thường, khác với hầu hết phần còn lại của thế giới đang tiếp tục các biện pháp giãn cách để chống Covid-19. Kể từ ngày 19/7, ngày mà truyền thông địa phương gọi là “Ngày tự do”, hầu như tất cả các hạn chế ở Anh đã được dỡ bỏ. Không còn đeo khẩu trang bắt buộc; giới hạn về số lượng người tụ tập trong nhà hoặc ngoài trời cũng chấm dứt; các địa điểm như hộp đêm và sân vận động thể thao được mở hết công suất. Điều đáng nói là số ca lây nhiễm hàng ngày ở Anh hiện đang ở mức cao, lên đến 50.000 ca, chỉ sau Indonesia và Braxin. Chính bởi vậy quyết định của Anh được cho là một “canh bạc” mạo hiểm. Và sự mạo hiểm này có thể phải trả giá bằng sinh mạng người dân Anh và một nguy cơ lớn cho thế giới.
Làm sao để “chung sống” an toàn với dịch bệnh?- Mô hình tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng tại Bắc Kạn – một giải pháp để phòng chống lây nhiễm Covid-19 tương đối hiệu quả.- Thác Mu, Hòa Bình - chốn bông lai tiên cảnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ; và dự lễ phát động chiến dịch toàn quốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.- TPHCM bắt đầu 15 ngày chạy đua, thay đổi chiến lược truy vết để tách F0 ra khỏi cộng đồng.- Tờ giấy kết quả xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 đang làm khó hoạt động vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa tại rất nhiều địa phương.- Lạng Sơn thí điểm thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện hai cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh – bước đột phá để xây dựng, hoàn thiện Bản đồ xuất nhập khẩu toàn quốc.- Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu công bố đáp án chấm thi tốt nghiệp.- Bất ổn nghiêm trọng có thể xảy ra tại Haiti sau vụ ám sát Tổng thống Haiti. Trước những lo ngại này, giới chức Haiti đề nghị Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ an ninh cũng như tiến hành điều tra vụ ám sát.- Phát triển thành công thuốc chữa bệnh Covid-19 mang tên "Mir-19" tại Nga. Đây là tín hiệu mừng trong bối cảnh tình hình dịch COVID 19 tại Nga, cũng như nhiều nước trên thế giới.
Thành phố HCM đang trải qua đợt dịch căng thẳng nhất từ trước tới nay. Người dân toàn thành phố như đang phải tạm dừng lại, một khoảng dừng cần thiết, hạn chế di chuyển đến mức thấp nhất để cắt nguồn lây dịch covid 19. Trong khó khăn đó lại sáng lên các hoạt động thiện nguyện không biết mệt mỏi của nhiều tổ chức, cá nhân. Cùng với sự vào cuộc, hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội, nhiều tháng qua, hàng nghìn cá nhân, tổ chức tập hợp, quyên góp, tiền, hàng nhu yếu phẩm mang đến cho những lao động nghèo, những người yếu thế đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Họ như mạch nước ngầm mát lành kết nối và giúp hàng chục nghìn dân nghèo có bữa ăn đủ đầy trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.Cùng nghe chia sẻ của hai vị khách mời là anh Nguyễn Tuấn Khởi, Giám đốc Food Bank Việt Nam, chủ nhân ý tưởng "Tủ lạnh cộng đồng" dành cho người nghèo, khách sạn cộng đồng cho đội ngũ tuyến đầu và nhóm người yếu thế cùng rất nhiều ý tưởng, chương trình từ thiện tại TP Hồ Chí Minh và chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm câu lạc bộ Du lịch Quảng Bình - thành viên nhóm " Người Quảng Bình góp cá gửi TPHCM" để hiểu thêm về những chương trình thiện nguyện của họ.
Đang phát
Live