Ngày 1- 8 , Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức đi vào thực hiện. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) ký với một nước đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, Việt Nam đang có cơ hội trở thành điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực này, nhất là EVFTA có mức cam kết cao nhất dành cho Việt Nam trong số các FTA nước ta đã ký. Làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ hiệp định này?
- Phải cải cách triệt để mới tận dụng được các cơ hội từ EVFTA.- Nghĩa vụ trả nợ khi vay tín dụng tiêu dùng.- Ngành công thương: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, chống “găm hàng”, tăng giá .
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu -Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế của nước ta thâm nhập thị trường đầy tiềm năng của Liên minh Châu Âu. Trong đó, nông sản, mặt hàng chủ lực và thế mạnh của đất nước sẽ có lợi hơn cả, khi được hưởng nhiều thuế suất ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thế nhưng, để tận dụng cơ hội vàng này, việc tổ chức sản xuất nông sản trong nước cũng cần có những thay đổi lớn, phải thực sự chất lượng, an toàn và chuyên nghiệp; nếu không, cánh cửa thị trường EU vẫn không thể mở. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận.
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây tác động lớn tới mặt hàng này. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa thực sự hiệu quả còn tồn tại lâu nay. EVFTA – Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT).
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 2-8, lực lượng Trung tâm Ứng phó sự cố hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân- Bộ Quốc phòng phối hợp với Tiểu đoàn Hóa học 78- Quân khu 5, sử dụng 6 xe chuyên dụng tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tin của PV Đình Thiệu tại miền Trung.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVFTA, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để thực thi hiệp định này có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, và cụ thể là cách thức nào để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức – tận dụng cơ hội từ EVFTA? Đây cũng là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của các vị khách mời là bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về chính sách hội nhập cho doanh nghiệp.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày (1/8) tới đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Vùng ĐBSCL đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi về thuế khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước Liên minh Châu Âu đặt ra. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Vào tháng 8 tới đây, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, đồng thời cũng sẽ tạo ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu lớn cho Việt Nam vào thị trường EU. Tin của PV Nguyễn Hằng.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt đã nêu rõ hàng loạt thách thức, mà Việt Nam cần khắc phục để có thể biến thành cơ hội phát triển. Trong đó, cũng nêu ra những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia như: Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số, Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Trong tuyên bố mới đây, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ khẳng định, thời kỳ tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã chính thức chấm dứt từ tháng 2 vừa qua. Nguyên nhân là đại dịch Covid-19 đã “nghiền nát” nhiều lĩnh vực từ hàng không, tiêu dùng, cho đến giải trí…, khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, ngay khi dự báo suy thoái được đưa ra, thị trường chứng khoán Mỹ lại bất ngờ lập đỉnh, khiến dư luận dấy lên hy vọng về những cơ hội có thể sớm phục hồi nền kinh tế đầu tầu thế giới. Bản chất cuộc suy thoái kinh tế của nước Mỹ giai đoạn này ra sao, đâu sẽ là những công cụ hiệu quả để nhanh chóng “cứu” nền kinh tế Mỹ? Khách mời là Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Trần Thanh Tuấn sẽ phân tích cụ thể.
Đang phát
Live