Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu COVID-19. Đây là ý kiến đánh giá được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đưa ra khi nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao để tận dụng được cơ hội này để chuyển hóa thành hiện thực? Những nút thắt nào cần phải tháo gỡ ngay? bài học nào từ việc bỏ lỡ dòng vốn FDI chất lượng cao trong những năm trước cần được rút ra? Đây là nội dung mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây với vị khách mời là tiến sỹ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế.
- Linh hoạt và sáng tạo - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Cùng với những hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần phát huy nội lực đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi dịch Covid-19 đi qua.- Hiệu quả xuất khẩu trực tuyến – Thực tiễn không chỉ trong mùa dịch.
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đang làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang cảm nhận rất rõ nét những thay đổi từ Covid-19, từ học tập, làm việc đến các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày – những thay đổi dựa trên nguyên tắc “vàng” trong mùa dịch, đó là giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường kết nối gián tiếp. Chính những khó khăn mà toàn xã hội đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19 lại đang hé mở cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đang làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Hơn lúc nào hết, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần phát huy nội lực, cấu trúc lại thị trường và hoạch định chiến lược để phát triển trong tương lai. Vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay những giải pháp nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này, cũng như chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội mở ra sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Về vấn đề này, phóng viên Thành Trung có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Những thuận lợi nào và những phiền toái, khó khăn nào nảy sinh trong dạy và học trực tuyến cần chung tay khắc phục? Liệu dịch bệnh có đang là cơ hội để thay đổi phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, hướng tới một xã hội học tập ở mọi nơi, mọi lúc? Cùng trò chuyện về chủ đề này là thầy giáo, tiến sỹ Lê Thống Nhất, người khởi xướng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên Internet cách đây hơn 10 năm và cho ra đời Trường học lớn BigSchool gần 4 năm nay.
- Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Covid-19.- Vượt qua khủng hoảng: Giải pháp vĩ mô là động lực, quan trọng vẫn phải là nội lực của doanh nghiệp.- Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về những biện pháp cần thiết để doanh nghiệp vượt khó và phát triển bền vững.
Đang phát
Live