
Phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở, đạo đức công vụ đã góp phần khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, khắc phục những bất cập này bằng cách nào, để tăng cường sự giám sát của người dân với đội ngũ cán bộ, công chức?
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.
Nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực công chức công vụ, quản lý chính quyền địa phương, sáng nay (23/05), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lào Thongchanh Manixay đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2026.
Bộ Nội vụ đang hoàn thiện, lấy ý kiến dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc đạo đức công vụ, trong đó, đề xuất hàng loạt quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, như: phải chính trực, liêm chính; không được có lời nói, cử chỉ, hành động, trang phục phản cảm; không chửi thề, nói tiếng lóng; không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc…
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường, so sánh trải nghiệm và cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả, chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại trung ương và địa phương, Công ty Phân tích thời gian thực và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022. Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2022 cung cấp dữ liệu và thông tin giá trị về hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp trong 2 năm đầu nhiệm kỳ 2021-2026 và đóng góp cho việc xây dựng chính sách, pháp luật quan trọng trong năm 2023Báo cáo cung cấp một bức tranh quan trọng về hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong năm thứ hai của nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thấy sự thay đổi quan điểm của người dân về hiệu quả của công tác chống tham nhũng ở địa phương trong bối cảnh người dân kỳ vọng về nền quản trị hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Trong tuần qua, Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức để đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ ban hành. Mục tiêu đặt ra là nhằm bảo đảm sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và sự kỳ vọng của người dân.
Gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ có những diễn biến phức tạp cả về hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả... Vì sao loại tội phạm chống người thi hành công vụ lại có sự gia tăng mạnh và nghiêm trọng như vậy? Đâu là giải pháp hiệu quả để đấu tranh với loại tội phạm này?
Thành phố Hà Nội sẽ kiểm tra công vụ ngay sau kỳ nghỉ Tết.- Du lịch tại nhiều địa phương tăng cao trong dịp Nghỉ Tết Quý Mão 2023.- 365 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại sau 4 ngày Nghỉ Tết.- Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi cấm vũ khí tấn công sau các vụ xả súng ở California.- Campuchia lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên.
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước xác định giảm quy mô tần suất kiểm toán để tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch kiểm toán được xây dựng với 129 nhiệm vụ, giảm 49 nhiệm vụ so với kế hoạch kiểm toán năm 2022.
Đang phát
Live