Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, nhưng với Chính phủ, các thành viên Chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền càng phải xác định đây là “nhiệm vụ then chốt”.
Bắt đầu từ hôm nay, 50 cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ đăng kiểm của Cục Cảnh sát giao thông sẽ được tăng cường về hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm quá tải. Đây là kế hoạch được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về việc tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ công tác đăng kiểm theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật ngày 23/2 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nêu rõ, Việt Nam đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi, thực tế biến động nhanh, nhiều vấn đề phát sinh mà các quy định không theo kịp. Quá trình xây dựng thể chế trước đó chưa lường hết những yếu tố mới nên còn vướng mắc về cơ chế. Vì vậy, cùng với mạnh dạn thí điểm các vấn đề vượt quy định thì những vấn đề đã chín, rõ, được thực tiễn chứng minh đúng, có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện. Để việc mạnh dạn thí điểm các vấn đề vượt quy định như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì cốt yếu vẫn trông chờ vào đội ngũ cán bộ, công chức phải thật sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13 cùng bàn luận câu chuyện này.
Ở tỉnh vùng cao Lào Cai có một cán bộ biên phòng trẻ biết tới 5 thứ tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là Thượng úy Vàng Văn Vinh, ở Đồn Biên phòng Si Ma Cai. Tham gia công tác chưa lâu, nhưng với việc biết nhiều thứ tiếng của đồng bào thiểu số đã giúp anh rất nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn biên giới.
Dù khoản phụ cấp chưa đầy 500.000 đồng mỗi tháng nhưng với lòng nhiệt huyết, trách nhiệm và tận tụy, những cán bộ y tế thôn bản hàng ngày nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe người dân tại các bản làng vùng cao.
Sáng nay (24/2), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM để nghe báo cáo về tình hình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
-Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị- những điểm mới căn bản -Đánh giá cán bộ cần có những đổi mới mạnh mẽ và thực chất hơn -Đảng bộ huyện Can Lộc, Hà Tĩnh với thực hiện Nghị quyết mang tính đột phá về tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất lúa tập trung
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, một trong những cơ sở để đánh giá uy tín, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ. Muốn thế, cần hạn chế tính hình thức, để lá phiếu tín nhiệm thực sự là lời đánh giá chính xác về cán bộ. Qua đó, có thể kịp thời loại ra khỏi hệ thống những người không đủ uy tín, năng lực lãnh đạo mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ. Nhà báo Vân Thiêng có bình luận: “Lấy phiếu tín nhiệm để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tốt.
Năm 2022, trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, trong đó có nhiều điểm sáng, như công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử; góp phần khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời thích ứng với tình hình mới. Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, cải cách hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đang phát
Live