Sau gần 2 năm bùng phát, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 5 triệu người và gây ra cuộc khủng hoảng y tế trên toàn cầu. Với kỳ vọng 'dập tắt hoàn toàn dịch - Zero Covid-19', hầu hết các nước đều áp dụng biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như: Phong tỏa, giãn cách xã hội... nên đã khiến kinh tế bị suy kiệt. Để thích ứng với cuộc sống trong trạng thái 'bình thường mới', nhiều quốc gia đã bắt đầu áp dụng mô hình 'chung sống an toàn với Covid-19' đồng thời mở cửa trở lại.
Tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 15 và Hội nghị liên quan, tổ chức sáng nay (29/9), do Brunei Darussalam chủ trì theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng các nước ASEAN khẳng định cam kết tăng cường hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hậu đại dịch Covid-19.
Vì một mùa tựu trường an toàn giữa thời dịch bệnh COVID-19, chính phủ, đặc biệt là ngành giáo dục các nước đang đẩy mạnh những sáng kiến, kế hoạch nhằm đảm bảo để mọi trẻ em được cắp sách đến trường trong niềm hân hoan chào đón năm học mới. Mở rộng xét nghiệm, ưu tiên tiêm phòng cho môi trường giáo dục, yêu cầu học sinh tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch là những cách nhiều nước đang áp dụng khi luôn đặt yếu tố an toàn và lợi ích học tập của trẻ lên hàng đầu.
1,5 triệu ca mắc mới trong 2 tuần đầu tiên của tháng 8 tại Mỹ hay New Zealand xuất hiện ca COVID-19 đầu tiên sau gần 6 tháng là những tin tức nổi bật trong bức tranh COVID 24 giờ qua. Với nguy cơ làn sóng mới có thể xảy ra vào mùa Thu và mùa Đông, nhiều nước đang gấp rút lên kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ 3, đặc biệt đối với nhóm người có hệ miễn dịch yếu.
Sự xuất hiện của phái đoàn Taliban tại Trung Quốc làm dấy lên đồn đoán về những tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan nhằm “lấp khoảng trống” tại quốc gia Nam Á này, sau khi Mỹ rút quân. Những gì diễn ra trên thực tế ở thời điểm này cho thấy một khoảng trống quyền lực rất lớn ở Afghanístan. Và không chỉ có Trung Quốc, mà còn có rất nhiều nước khác đang muốn thay thế Mỹ để hiện diện ở quốc gia Nam Á này. Đó là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và sự xuất hiện chính thức của Trung Quốc khiến cho miếng bánh Afghanistan trở nên hấp dẫn hơn và cũng vì thế mà cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Afghanistan vì thế càng trở nên nóng bỏng hơn.
Đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu chuyển dịch từ những nước phát triển như Mỹ hay châu Âu sang những nước đang phát triển. Đây là một diễn biến đáng lo ngại khi hệ thống y tế ở đây vẫn còn hạn chế và thậm chí nhiều nước còn chưa được tiếp cận với vắc-xin, một trong những công cụ hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh. Tổ chức Y tế thế giới hôm qua một lần nữa cảnh báo thảm kịch tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất kỳ đâu nếu chính phủ và người dân đều nơi lỏng cảnh giác.
Thời gian gần đây, khái niệm “hộ chiếu vaccine” đang dần trở nên quen thuộc với thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID19 vẫn tiếp tục hoành hành, kinh tế nhiều quốc gia suy giảm mạnh, câu chuyện hộ chiếu vaccine càng nóng hơn bao giờ hết, thậm chí đẩy quan hệ giữa các quốc gia vào tình thế căng thẳng cũng như nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các châu lục.
Bất chấp cam kết của quân đội Myanmar sớm chuyển giao quyền lực, nhiều người dân thành phố Yangon hôm qua xuống đường trong một cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi xảy ra bất ổn tại Myanmar từ đầu tháng này. Nhằm thúc đẩy giải pháp cho Myanmar, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đang có chuyến thăm một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy một phản ứng tốt hơn của khối đối với cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
Bất chấp số ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục xuất hiện, nhiều nước châu Âu quyết định mở cửa trở lại các trường học, đi kèm theo đó là các biện pháp để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch. BTV Phạm Hà tổng hợp một số biện pháp đảm bảo an toàn tại các nước khi mở cửa lại trường học:
Một tuần gần đây, người ta chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông. Việc Malaysia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc, khẳng định 'đường 9 đoạn' của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982); việc Australia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và trước đó là các nước Mỹ, Indonesia, Philippines.... đồng loạt lên tiếng phản đối các hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy một sự thay đổi thái độ mạnh mẽ so với trước đây. Vì sao lại có sự thay đổi thái độ quyết liệt trong vấn đề Biển Đông ở thời điểm hiện nay? 2 vị khách của chương trình: PGS, TS, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc và qua sự kết nối của phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia, vị khách mời thứ 2 Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng, Trường Đại học New South Wales, Australia, sẽ giúp quý thính giả tìm hiểu câu chuyện này.
Đang phát
Live