Nhiều quốc gia A rập và Hồi giáo khu vực Trung Đông đã cực lực lên án cuộc tấn công đẫm máu của quân đội Israel vào một trại tỵ nạn ở Trung tâm dải Gaza hôm 8/6, khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.- UBND tỉnh Khánh Hòa hoàn tất quy hoạch dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh với tổng đầu tư 85.000 tỷ đồng.- Phấn đấu mục tiêu đóng điện dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch- Phố Nối trước 30/6, điện lực miền Trung và TPHCM điều động hàng trăm kỹ sư tham gia, hỗ trợ thi công dự án.- Công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh.- Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 chính thức khai mạc tối nay tại Singapore với kỳ vọng thu hẹp khác biệt và những quan ngại an ninh để tìm ra những giải pháp đối phó với các thách thức chung.- Tây Ban Nha đình chỉ 2 ứng dụng của Tập đoàn Meta dự kiến triển khai trong giai đoạn bầu cử Nghị viện Châu Âu sắp tới.
Trong một động thái đáng chú ý ở khu vực Nam Á, Maldives yêu cầu Ấn Độ rút binh sĩ đang đồn trú tại nước này trước ngày 15/3. Maldives là quốc đảo nhỏ ở khu vực Nam Á, vốn phụ thuộc đáng kể vào nước láng giềng Ấn Độ về nguồn cung lương thực, xây dựng hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên mối quan hệ này gần đây xuất hiện dấu hiệu căng thẳng.Trong khi đó, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tuần trước của Tổng thống Maldives, hai bên nhất trí nâng cấp lên “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Các nhà phân tích cho rằng động thái của Maldives phản ánh phần nào sự chuyển hướng chính sách của một số quốc gia ở Nam Á trước cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. PV Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ - theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.
TP.HCM có những điểm đến thu hút và nổi bật nằm trong top 100 điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới năm 2023, nhưng vì sao vẫn đứng sau điểm đến của các quốc gia trong khu vực. Đây là vấn đề cần mổ xẻ để làm rõ nguyên nhân. Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tại Hội nghị tổng kết ngành du lịch TP.HCM và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Trong bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong năm 2023 nhiều biến động, trục quan hệ Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm toàn cầu với nhiều trồi sụt, cùng với đó là những căng thẳng, rạn nứt tiếp diễn trong quan hệ Mỹ-Nga, Nga-NATO hay Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU)... Tuy nhiên, hình ảnh nổi bật những tháng cuối năm lại là Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay thiện chí chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố San Francisco, bang California (Mỹ), bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra tháng 11 vừa qua. Liệu đây có phải là tín hiệu cho những xu hướng mới tích cực hơn - không chỉ cho quan hệ Mỹ-Trung mà còn cho các trục quan hệ lớn toàn cầu hiện nay? Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.
Sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm cuối tuần qua là chuyến công du 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Campuchia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 10-13/8. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Vương Nghị kể từ khi ông được tái bổ nhiệm vị trí Ngoại trưởng. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích tổng quan về chuyến thăm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á nhìn từ chuyến công du này.
Từ ngày 16-20/5, Tổng thống các nước Trung Á gồm Ca-dắc-xtan, Cư-rư-gư-xtan, Tát-ji-kít-xtan, Tuốc-mê-nít-xtan và U-dơ-bê-kít-xtan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với từng nước, Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Đây là HNCC đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước Trung Á thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 3 thập kỷ trước, được đánh giá là động thái thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phân tích cụ thể hơn triển vọng mối quan hệ này.
Cùng nhau hội tụ tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuidawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang đối diện với hàng loạt thách thức và khó khăn. Đó là cuộc xung đột Nga-Ucraina, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, các vấn đề địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như an ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu…Hội nghị Ngoại trưởng G7 với sự tham dự của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italia và Liên minh châu Âu (EU), còn nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới. Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản thông tin rõ hơn về Hội nghị quan trọng này.
Lãnh đạo các nước, chính đảng và tổ chức quốc tế chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Quý Mão.- Xuất cấp 18.000 tấn gạo hỗ trợ hơn 1.200.000 người dân đón Tết Quý Mão.- Công an tỉnh Điện Biên và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ Công an) phối hợp với Công an các tỉnh Bắc Lào phá chuyên án ma túy cực lớn cuối năm, bắt giữ 15 đối tượng thu giữ 38 bánh heroin và nhiều súng đạn.- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia công bố các số điện thoại đường dây nóng về hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Tết.- Peru rơi vào tình trạng bạo loạn tồi tệ nhất trong 20 năm qua tại, khi hàng nghìn người xuống đường biểu tình tại thủ đô Lima và thành phố miền Nam Arequipa.
Nhiều quốc gia đang siết chặt quy định phòng dịch do lo ngại hoạt động mừng lễ Giáng sinh và Năm mới có thể làm gia tăng số ca mắc COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra khuyến cáo đề nghị người dân các nước cần hạn chế tổ chức các sự kiện tụ tập đông người giữa lúc biến thể Ô-mi-crôn đang tạo ra thách thức không nhỏ đối với nỗ lực khống chế đại dịch trên toàn cầu.
Đang phát
Live