Từ 1/7/2023 đến 1/7/2026 Bộ Công an sẽ thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe ô tô trên môi trường trực tuyến. Để chuẩn bị cho hoạt động này, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39 ngày 26/6/2023 quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 73 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Bộ công an cũng sửa Thông tư số 58 và Thông tư số 59 về quy định cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo quy định, danh sách biển số trong dãy số chuẩn bị cấp của 63 địa phương công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử Cục cảnh sát giao thông và trang thông tin điện tử trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản để người dân lựa chọn, đăng ký tham gia đấu giá. Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký, nộp tiền đặt trước… theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, phiên đấu giá đầu tiên sẽ chính thức diễn ra. Làm thế nào để hoạt động đấu giá biển số xe đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người mong muốn sở hữu biển số đẹp, vừa bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả? Đây là chủ đề được đề cập trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ công an.
Nghị quyết 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe tô tô sẽ có hiệu lực từ ngày mai (1/7/2023) và được thực hiện thí điểm trong 03 năm. Người dân sẽ được quyền lựa chọn, cạnh tranh để sở hữu những biển số mà bản thân mong muốn. Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an về những quyền của người dân khi trúng đấu giá:
Ausralia và Nhật Bản vừa tiến hành tập trận quân sự chung ở Biển Đông.
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Kỷ lục giải phóng mặt bằng và bài học tạo sự đồng thuận trong phát triển hạ tầng giao thông.- Chiến lược kinh tế “Bidenomic” của Tổng thống Mỹ đương nhiệm.- Người dân I-rắc phải đối mặt với biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống
Nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn Quân chủng về vị trí chiến lược, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử chiến công của quân và dân miền Bắc trong chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc, sáng nay, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến công chống Đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường (27/6/1973 - 27/6/2023). Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị Quân chủng Hải quân và gần 100 cựu chiến binh trực tiếp chiến đấu tại chiến trường sông biển năm xưa.
Hôm nay, Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
6 tháng đầu năm nay, số hàng hóa vi phạm buộc phải tiêu hủy có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Trong đó, toàn bộ số hàng hoá bị tiêu huỷ đều có đặc điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ và đều không đủ điều kiện lưu thông ra thị trường với trị giá hàng hoá bị tiêu huỷ rất lớn.
Theo kế hoạch, hôm nay, ngày 27/6, Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Nhằm phát huy giá trị nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo trong chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc), sáng nay, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến công chống Đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc (1967-1973) - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Tham dự Hội thảo có đại biểu từ Viện Lịch sử quân sự, UBND thành phố Hải Phòng, các đơn vị tham gia và các nhân chứng lịch sử trực tiếp chiến đấu năm xưa.
Đang phát
Live