Trận đánh Bản Kéo, hay chính xác hơn gọi là “Vụ binh biến ở Bản Kéo” đã cho thấy sự sa sút tinh thần của binh lính và tay sai Pháp sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi ngay trận đánh đầu tiên vào Cánh cửa thép Him Lam ngày 13/3 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trận đánh này cũng thể hiện rõ cách hành xử nhân văn của ta với địch và sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự của quân đội ta trong thời điểm đó. Hiện nay, khu di tích lịch sử đồi Bản Kéo được tỉnh Điện Biên và người dân sống trong khu vực bảo vệ tốt, giúp người dân, du khách đến tham quan hiểu hơn về chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trong chiến thắng chống thực dân Pháp năm 1954.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay (6/4), tại thành phố Thanh Hoá, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ". Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “ông cha ta đã lấy xương làm gạch, lấy máu làm hồ, xây dựng nên thành đồng tổ quốc Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam chúng ta không một phút giây nào được quên điều đó, phải đoàn kết, trung thành, bảo vệ non sông tổ quốc mãi trường tồn”.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận 22 tỷ đồng của công đoàn ngành ngân hàng ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch.- Tại Hà Nội hôm nay diễn ra buổi giới thiệu tư liệu quý về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ – ne – vơ.- Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam và tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.- Na uy tăng chi tiêu quân sự ở mức cao kỷ lục, 56 tỷ đô la Mỹ.- Thái Lan xét nghiệm nước sông Mekong ở tỉnh Lơi sau vụ rò rỉ hóa chất ở Lào.
Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ . Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ–ne–vơ. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp nhận 22 tỷ đồng ủng hộ Chiến sĩ Điện Biên.- Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.- Tổng thống Mỹ Giâu Bai đừn ra thông điệp cứng rắn đến Israel để nước này phải thực hiện các bước cụ thể nhằm bảo vệ nhân viên cứu trợ và dân thường ở Gaza.- ại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết ủng hộ việc loại bỏ hoạt động buôn bán “kim cương xung đột” hay còn gọi là “kim cương máu”. Đây là nghị quyết hiếm hoi đạt được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.- Bài viết: “Nhà báo Trần Mai Hạnh – người lãnh đạo kiên quyết và truyền cảm hứng”.
Mỗi khi đặt chân đến Điện Biên, người dân cả nước đều có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhớ về các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát.
Thói quen “xài chùa” các tác phẩm âm nhạc trên môi trường số.- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn trong mùa nắng nóng của các lực lượng chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc.- Khách sạn sâu nhất thế giới, chỉ mở cửa duy nhất một ngày mỗi tuần ở nước Anh,
"Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay" là chủ đề của Tọa đàm do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 phối hợp với Báo quân đội nhân dân tổ chức sáng nay, tại Ninh Bình. Tọa đàm nhằm khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đi sâu làm rõ nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự đúng đắn và tất thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến các tỉnh liên khu 4 trở ra đã tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá, sự kiên cường và sức sáng tạo, dân công hoả tuyến đã lập nên những kì tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ.
Đang phát
Live