Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc. Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra. Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108 năm 2014 về chính sách tinh giản biên chế. Nghị định mới này có hiệu lực từ ngày 10/12/2020.Vậy theo Nghị định 143 thì những đối tượng nào thuộc diện tinh giản biên chế? Và với việc ban hành Nghị định mới này, liệu có giải quyết được những vướng mắc trong công tác tinh giản biên chế vốn “siết chỗ nọ, phình chỗ kia”?
Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.- Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng giá trị nhanh nhất thế giới, lên gần 320 tỷ đôla năm nay, nhờ thành công chống dịch Covid-19.- Số bệnh nhân đột quỵ phải cấp cứu tại các bệnh viện ở Hà Nội tăng khoảng 30% trong những ngày rét đậm vừa qua. Phần lớn đều là những người mắc bệnh mãn tính.- Tổng thống Nga ký ban hành luật cho phép cựu tổng thống trở thành thượng nghị sĩ suốt đời.- Ủy ban châu Âu khuyến cáo các nước thành viên Liên minh châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đang áp đặt với những người đến từ vương quốc Anh, do phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh.- Australia thu giữ lượng tiền mặt phạm pháp kỷ lục, lên đến hàng chục triệu đôla.
Việt Nam được xem là một trong quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có những tác động đến nhiều lĩnh vực, các địa phương và cộng đồng dân cư, trong đó có các khu bảo tồn biển với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi và cân bằng môi trường sinh thái. Việc quy hoạch không gian cho các khu bảo tồn để ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được các ban ngành chức năng đặc biệt lưu tâm.
Làng Yên Xá miệt mài gìn giữ hồn cốt của nghề - Chuyện về những người lính biên phòng nơi địa đầu Tổ quốc
Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
- "Lữ đoàn thép” 162 – làm chủ những con tàu hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. - Cảnh sát biển là điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi xa -Làm gì để hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đạt hiệu quả cao
- Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh đồng bào giáo dân Thủ đô.- Dự báo, bão số 14 trên biển Đông còn mạnh lên, vùng biển khu vực giữa và nam Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa có thể có sóng biển cao từ 5 đến 7m.- Hơn 6.000 bị hại sẽ dự phiên toà xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam diễn ra từ ngày mai.- Nước Anh có thể sẽ phải phong tỏa toàn quốc vì biến thể SARS-COV2 mới. Hà Lan và Pháp cân nhắc việc đình chỉ các dịch vụ giao thông từ Anh nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan từ quốc gia này.- Gần 10.000 người dân Philippines được sơ tán vì mưa bão gây ngập lụt nghiêm trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh Trà Vinh, Thừa Thiên-Huế và Thái Bình để tháo gỡ những điểm nghẽn tăng trường.- Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường Đại học để nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là khuyến nghị đưa đưa ra trong cuộc tọa đàm khoa học về "Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học Việt Nam” diễn ra sáng nay tại Hà Nội.- Không khí lạnh tăng cường, khiến các tỉnh phía Bắc tiếp tục rét đậm rét hại. Trên biển, hôm nay, 1 vùng áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão.- Anh và Liên minh châu Âu tiếp tục đàm phán – Đến phút chót cả 2 vẫn chưa chịu nhượng bộ.- Cơ chế tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu (COVAX) đã tiếp cận được gần 2 tỷ liều vắc-xin Covid-19. Dự kiến, lô hàng đầu tiên sẽ được phân phối tới các nước có thu nhập thấp trong quý 1 năm tới.
Đang phát
Live