
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố một nghiên cứu mới nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100. Nghiên cứu mới này, được trình bày trong ấn bản lần đầu tiên của Báo cáo Khí hậu châu Á - Thái Bình Dương của ADB, nêu cụ thể một loạt những tác động tổn hại đang đe dọa khu vực.
Biến đổi khí hậu thường gắn liền với các con số và báo cáo khoa học, nhưng thông qua những bức ảnh của mình, nhiếp ảnh gia Esther Horvath muốn cho thấy hoạt động con người đằng sau dữ liệu khoa học.
- Indonesia nỗ lực nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ về các hiện tượng thời tiết cực đoan - Điếc do tiếng ồn trở thành bệnh nghề nghiệp hàng đầu ở Singapore - Tăng cường tình hữu nghị các nước ASEAN qua hoạt động giao lưu văn hóa-thể thao tại Hungary
Biến đổi khí hậu đang khiến cho tình trạng hạn hán trên kênh đào Panama trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến các tàu thuyền di chuyển qua khu vực này. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đang nỗ lực đàm phán với người dân về một kế hoạch xây đập ngăn sông, đảm bảo nguồn nước cho kênh Panama, khi kế hoạch này có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngàn người dân sinh sống gần đó.
Ngày 23/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định xác lập ví trí, ranh giới và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Với quyết định này, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định rõ ràng về diện tích và tọa độ để tiếp tục được bảo vệ, phát triển, góp phần chống biến đổi khí hậu; đồng thời cũng sẽ chấm dứt những ý kiến trái chiều thời gian qua về diện tích thực tế của khu bảo tồn này.
Việt Nam là một hình mẫu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế Xanh. Đây là khẳng định của bà Hélène Djoufelkit, Giám đốc Vụ phân tích kinh tế và chính sách công của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) nhân dịp khởi động Giai đoạn 2 Chương trình Nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu (GEMMES Vietnam). Bắt đầu được triển khai từ năm 2019, chương trình đã góp phần hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược dài hạn nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận khí hậu Paris. Việt Nam cũng là quốc gia châu Á đầu tiên được thụ hưởng chương trình này.
- Australia hỗ trợ người dân Cà Mau nuôi tôm “thuận thiên” thích ứng biến đổi khí hậu - Chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” 2024 - Tiếp nối hành trình bảo tồn văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản - Tuần lễ “Hương vị Việt Nam” tại Jakarta- Lời hẹn thưởng thức ẩm thực Việt trên đất Việt
“Cơn ác mộng” mang tên biến đổi khí hậu đang tiếp tục phủ bóng đen tại 2 khu vực trên thế giới là Ca-ri-bê và châu Âu, với những hệ quả nghiêm trọng của mưa lũ. Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm qua cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng các cơn bão hủy diệt trong thời gian tới.
Cùng với biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino đã và đang làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều này đặt thêm gánh nặng cho các cộng đồng, đặc biệt là tại châu Phi vốn đang phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương do xung đột, tăng giá lương thực và các cú sốc khác. Theo giới chuyên gia, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu là điều cần thiết hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ.- Việt Nam – Liên minh châu Âu chung tay vì môi trường sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu.- Chủ hai tàu cá ở tỉnh Bến Tre bị phạt 1 tỷ đồng vì vi phạm các quy định về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.- Trung Quốc và Mỹ nhất trí hợp tác giảm phát thải khí mê-tan.- Thế giới liên tục hứng chịu hình thái thời tiết cực đoan- cảnh báo thảm họa thiên tai ngày càng tồi tệ.- Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép thận lợn chỉnh sửa gene đã qua đời.
Đang phát
Live