
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và được hưởng nhiều quyền lợi khi về già hoặc khi có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. Sau hơn 15 năm triển khai, với nhiều tính ưu việt, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho lao động tự do, được xem là điểm tựa, giúp họ an tâm khi về già. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện để thu hút người dân. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện-điểm tựa tuổi già”, với sự tham gia của khách mời là Bs.TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng LIGHT, Giám đốc Quỹ vòng tay nhân ái.
Một triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp: gieo niềm tin chuyển đổi xanh- Lúng túng phân cấp, loay hoay giảm nghèo- Brazil tìm lại mối quan hệ nồng ấm với Châu Âu thông qua chuyến thăm Đức của Tổng thống Lula da Silva- Bộ Tài chính dự báo lạm phát được kiểm soát ở mức 3% - 3,8% trong năm 2023- Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang ưu tiên chảy vào các lĩnh vực khởi nghiệp kinh tế xanh, tăng trưởng xanh- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, dòng tiền đầu tư vào ngành thép
Giải pháp nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam từ thành công của chương trình "Hỗ trợ sữa miễn phí cho học sinh tiểu học"- Gặp gỡ cô bé 11 tuổi vừa xuất bản cuốn sách để chia sẻ tình yêu với khoa học- Chung tay bảo vệ “lá phổi xanh” của Thủ đô
Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong vòng 10 năm từ năm 2022 – 2032 với kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Đề án tập trung vào biện pháp nuôi và khi được thả ra sếu có thể tự sinh sản và tồn tại ngoài tự nhiên với hy vọng sếu luôn hiện diện tại vườn Quốc gia.
Sáng 28/11, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tọa đàm khoa học “Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích”, với sự tham gia của đại diện Cục Di sản văn hóa và đại diện các Bảo tàng, di tích trên cả nước. Tọa đàm nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp, bổ sung kiến thức văn hóa, lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Ghé thăm Bảo tàng của những mối tình tan vỡ tại Croatia - Khám phá lễ hội thả đèn hoa đăng và đèn trời tại Thái Lan - Gò đá Mani - Nét văn hóa độc đáo của người Tạng nơi đầu nguồn Mekong - Lan Thương
Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 đã chính thức khai mạc vào trưa nay 26/11, thu hút hàng chục ngàn người đến xem và cổ vũ.
Nhân ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với nữ giới 25/11, hưởng ứng tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, Tập đoàn TH, Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng, Quỹ Vì tầm vóc Việt phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo “Tô cam cùng TH” với chủ đề “Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Hưởng ứng Chiến dịch UNiTE (Đoàn kết) của Liên hợp quốc, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) đồng hành cùng Tập đoàn TH, BAC A BANK và Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai chiến dịch “Tô cam 2023 – Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.
Hôm nay (25/11), đại diện Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, trong 10 tháng của năm 2023 có hơn 64.300 lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, tăng gần 15% so với năm 2022.
Đang phát
Live