- Dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong nhấn mạnh, Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ một hay vài nhiệm kỳ, mà phải nhìn xa hơn thế nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới.- Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo đại hội.- Ít nhất 18 người thiệt mạng trong đợt mưa lũ những ngày qua tại miền Trung. Nguy cơ lũ chồng lũ đang hiện hữu khi áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 7. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai họp khẩn để triển khai những biện pháp ứng phó.- Những bất cập liên quan đến bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.- Tổng thống Donald Trump chính thức trở lại cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ.- Chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm nay thuộc về hai nhà kinh tế Mỹ.
Dù không “nóng” như cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhưng màn “so găng” đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử viên phó Tổng thống là đương kim Phó Tổng thống Mike Pence bên đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của Đảng Dân chủ diễn ra hôm qua cũng được truyền thông quốc tế theo dõi sát sao. Thông thường, “màn so găng” giữa các ứng viên phó Tổng thống chỉ là màn trình diễn bên lề trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, việc Tổng thống Donlad Trump mắc Covid-19 đã khiến cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống năm nay nhận được sự chú ý ngoài dự kiến. Vậy cuộc tranh luận này sẽ tác động ra sao đến cuộc đua của hai ứng cử viên chính? Để làm rõ hơn những vấn đề này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống Mỹ, đương kim Phó Tổng thống Mike Pence, đại diện cho đảng Cộng hòa và Thượng nghị sĩ Kamala Harris, đại diện cho đảng Dân chủ vừa chính thức khép lại. Khác với cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống ngày 29 tháng 9 bị dư luận đánh giá là “hỗn loạn nhất trong lịch sử”, cuộc “so găng” trực tiếp và duy nhất giữa ông Pence và bà Harris đã nhận được sự đánh giá khá tích cực. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
- Những bất cập nào trong sử dụng tài chính công ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra?- Đề án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước: Liệu có phải “phí chồng phí”?- Ứng dụng điện thoại giúp nhắc nhở người dân giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.- Tình hình hỗn loạn tại Kysgystan sau bầu cử.
4 ngày sau khi thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố mình dương tính với COVID-19, dư luận quốc tế tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt tới các diễn biến mới trên chính trường Mỹ. Trong một diễn biến mới nhất, đội ngũ bác sỹ của Tổng thống Trump tuyên bố ông có thể rời bệnh viện trong ngày hôm nay. Các diễn biến mới nhất trên chính trường Mỹ (đêm qua theo giờ Việt nam) đang khơi lên những phản ứng khác nhau trong dư luận Mỹ. Và câu hỏi lớn nhất hiện nay là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 sắp tới sẽ diễn ra theo kịch bản nào với những diễn biến kịch tính hiện nay. Biên tập viên Hồ Điệp và Nhà báo Phạm Phú Phúc, nguyên Trưởng đại diện TTX Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích về nội dung này.
Tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế hôm nay chính là cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump. “Hỗn loạn, không có quy tắc và công kích lẫn nhau”, đó là cụm từ mà dư luận Mỹ mô tả về cuộc tranh luận đầu tiên này. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Tranh cử Tổng thống Mỹ là một cuộc chiến dài hơi, tốn kém, và tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra, những sự kiện, hành động bất ngờ khó đoán định của các ứng cử viên có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh năm nay. Trong những ngày qua, rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc đến cụm từ “Bất ngờ tháng 10” và đặt câu hỏi đâu sẽ là “Điều bất ngờ tháng 10”của kỳ bầu cử năm nay.
Cứ 4 năm một lần, dư luận thế giới lại nóng lòng chờ đợi yếu tố vốn được coi “đặc sản” của các kỳ bầu cử Mỹ, đó là “Bất ngờ tháng 10” – yếu tố có thể tác động rất lớn tới tỷ lệ ủng hộ của các ứng viên Tổng thống Mỹ trong chặng đua cuối. Năm nay, “Bất ngờ tháng 10” đến sớm 2 tuần, nhưng được đánh giá là có “sức công phá” lớn hơn nhiều so với các kỳ bầu cử trước đó. Đó là sự ra đi của Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg – người được coi là biểu tượng của công lý Mỹ.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang bước vào giai đoạn nước rút, và trong bối cảnh đặc biệt như năm nay, cách thức xử lý dịch bệnh Covid-19 trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định lá phiếu của cử tri. Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ đang mong muốn đẩy nhanh tiến trình cấp phép một loại vaccine phòng Covid-19 trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này khẳng định, việc cấp phép vaccine phòng Covid-19 sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, mà phải dựa trên tiêu chí hiệu quả và an toàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa vào đêm 27/08 (theo giờ Mỹ), đêm cuối cùng của đại hội đảng Cộng hòa. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Đang phát
Live