- Những kịch bản xảy ra với cuộc bầu cử Mỹ.- Người họa sỹ vẽ tranh cổ động cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15.- Những làng hoa truyền thống ở Quảng Ninh hối hả vào mùa đón Tết.
Nước Mỹ đang hoàn thiện bộ máy chính trị sau các cuộc bầu cử quan trọng. Nhiều cái tên quen thuộc vẫn tiếp tục nắm giữ những vị trí then chốt. Với tỷ lệ phiếu sít sao, 216 phiếu thuận và 209 phiếu chống, bà Nancy Pelosi - lãnh đạo đảng Dân chủ hơn 2 thập kỷ qua, một lần nữa tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hạ viện. Như vậy, đây sẽ là nhiệm kỳ Chủ tịch hạ viện thứ 4 và có thể là cuối cùng của bà Pelosi, bởi năm nay bà đã 80 tuổi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử Mỹ. Con đường trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất chính trường Mỹ hiện nay của bà Pelosi chắc hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ.
Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu mốc son trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, là ngày hội của đại đoàn kết toàn dân. Mỗi lá phiếu thấm đượm tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, đồng tâm, hiệp lực, thực hiện quyền công dân để xây dựng một nhà nước non trẻ. Mỗi lá phiếu đã thể hiện quyền chính trị cơ bản của công dân, đồng thời cũng là niềm tin vào chính quyền cách mạng, niềm tự hào là công dân của một nước độc lập do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Để có một cuộc tổng tuyển cử thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể Quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”. Nhìn lại những dấu son của lịch sử để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn là điều mà tất cả người dân đều mong muốn. Từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đến sự kiện bẩu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới đây, đặt ra những bài học gì? Chúng tôi bàn về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI.
Năm 2020, năm đầu tiên của một thập niên mới, chuẩn bị khép lại với những gam màu sáng tối đan xen. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế - xã hội được tích lũy hàng thập kỷ. Những biến động lớn trải dài từ châu Á-Thái Bình Dương tới châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ, trong đủ mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế-xã hội cũng đã góp phần biến năm 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế giới sau này. Và trong những ngày cuối cùng của năm 2020, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một thế giới đầy biến động về chính trị, về kinh tế, về xã hội trong năm 2020 với những dự báo cho năm 2021. Và đây sẽ là nội dung của cuộc tọa đàm này. Xin giới thiệu vị khách mời cùng tham gia chương trình với chúng ta, đó là Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ tưởng Bộ Ngoại giao.
Hôm nay (14/12) là ngày đại cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu ra tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 4 năm tới. Nếu như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra “thuận buồm xuôi gió” và kết quả ngã ngũ ngay sau ngày bầu cử thì việc bỏ phiếu của cử tri đoàn sẽ phần nhiều mang tính thủ tục, để chính thức công nhận người chiến thắng. Thế nhưng, với cuộc bầu cử đầy kịch tính của năm nay, thì lá phiếu đại cử tri lại mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, dư luận cho rằng ông Joe Biden gần như đã nắm chắc phần thắng, song cũng có không ít người cho rằng, cuộc chiến pháp lý hậu bầu cử Mỹ chưa hoàn toàn khép lại, nghĩa là bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn và những diễn biến kịch tính trên chính trường Mỹ, BTV Thu Hà trao đổi cùng Tiến sĩ Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ.
Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới. Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
- Quốc hội đã chọn ngày 23/5/2021 là ngày bẩu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.- Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 10. Kỳ họp được đánh giá thành công cả về nội dung và đổi mới về phương thức.- Hội thảo Biển Đông lần thứ 12 truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc duy trì hòa bình và ổn định, góp phần đưa Biển Đông thành vùng biển của kết nối và hợp tác, thay vì cạnh tranh và đối đầu.- Trước thời hạn chót để các nền kinh tế thành viên APEC hoàn thành việc thực hiện mục tiêu Bo-go về tự do hóa thương mại và đầu tư vào cuối năm nay, các nhà lãnh đạo APEC quyết tâm xây dựng một tầm nhìn xa hơn để đưa APEC trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới.- Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” diễn ra tại Hà Nội tôn vinh 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu.- Lại thêm một vụ sạt lở núi gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 40B qua tỉnh Quảng Nam.- Ấn Độ quyết không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực mà áp dụng Chiến lược ‘Ấn Độ Tự cường’ với tham vọng biến nước này thành một cứ điểm sản xuất toàn cầu trong tương lai.
- Tiếp tục diễn ra nhiều hội nghị quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37.- Chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, ASEAN mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác hiệu quả với các đối tác, trong đó có Hoa Kỳ để ứng phó với các thách thức đang nổi lên.- Bão số 13 với sức gió giật cấp 17 tiếp tục tăng cấp và dự kiến đổ bộ vào bờ biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi trong đêm 14/11.- Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu dừng các cuộc họp không thật sự cần thiết, khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó với bão.- Các tỉnh, thành phố miền Trung khẩn trương sơ tán dân khỏi vùng xung yếu trước 14h chiều 14/11.- Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên thừa nhận khả năng thất bại trong cuộc bầu cử. Trong lúc này, giới truyền thông Mỹ dự báo ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được 306 phiếu đại cử tri sau khi các bang còn lại cơ bản đã kiểm phiếu xong.
Truyền thông Mỹ đã tuyên bố ứng cử viên Dân chủ Joe Biden là tân Tổng thống Mỹ mặc dù đây chưa phải là kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử năm 2020. Trong khi quá trình kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất, chiến dịch của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy các vụ kiện với cáo buộc gian lận phiếu bầu tại một số bang chiến địa quan trọng. Tổng hợp của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Sau khi truyền thông Mỹ và thế giới xác nhận cựu Phó Tổng thống Joe Biden, cùng người đồng hành Kamala Harris, giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, hàng triệu người ủng hộ liên danh tranh cử bên phía đảng Dân chủ đã đổ ra đường phố trên cả nước mừng chiến thắng. Ở chiều ngược lại, rất đông người ủng hộ đương kim Tổng thống Donald Trump cũng xuống đường để bày tỏ bất bình và chưa chấp nhận kết quả chung cuộc. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Đang phát
Live