Sẵn sàng các phương án y tế để đảm bảo an toàn giáo dục khi Việt Nam sắp chạm mức 1 triệu ca mắc- Bảo tàng ký ức - Nơi lưu giữ những kỷ niệm quý giá của người dân Mỹ- Anh anh Lê Xuân Tiến- chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt nam xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa về những sáng kiến, mô hình thu gom rác thải nhựa đổi nhu yếu phẩm, làm thiện nguyện trong dịch bệnh
Cần chấm dứt hiện tượng "xếp gạch, đặt chỗ" trong xây dựng Luật.- Tiền Giang: tạm giữ hàng trăm gói thuốc bảo vệ thực vật có dấu hiệu giả mạo.- Nguy cơ khủng hoảng “hậu bầu cử” tại Iraq sau vụ ám sát hụt Thủ tướng.
Chiều nay (8/11), tại thành phố Kon Tum, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Giải Báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Kon Tum năm 2021.
Tại họp báo chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra tối qua (06/11), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết: Trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin sẵn có của ngành, bảo hiểm xã hội đã chi trả bảo hiểm thất nghiệp đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tương đối nhanh hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.
Đến giữa tháng 11 này, Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết xong chính sách hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.- Bộ Giao thông vận tải không đồng thuận với đề xuất nhập 37 toa xe cũ từ Nhật Bản của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.- Nhiều tỉnh, thành tái lập chốt kiểm soát, tăng cấp độ phòng dịch.- Nga và Mỹ chuẩn bị cho vòng tham vấn mới về ổn định chiến lược có thể diễn ra vào tháng 1 năm sau.
Bảo hiểm xã hội có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cở sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó thì phải có đóng góp mới có hưởng và không đóng góp thì không được hưởng. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về vai trò của Bảo hiểm xã hội với hệ thống an sinh xã hội- và những nỗi khó của doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch Covid 19, với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và bà Phạm Nguyên Cường- Chuyên gia về an sinh xã hội
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay có chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn” với khách mời là bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ông Kang Byung Joo –Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, khoảng trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình với chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn”.
Đang phát
Live