Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tổ chức một cuộc họp báo quốc tế bên lề Khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, khẳng định kế hoạch hòa bình do Ukraine đề xuất cũng như các đề xuất mới của Liên Hợp Quốc để khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc biển Đen đều “không thực tế”.
Đồng bào Khmer Nam bộ có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Từ nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng nên đời sống, kinh tế đồng bào Khmer trong khu vực ngày càng được khấm khá. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer, các nhà khoa học, nhà quản lý đã và đang triển khai nhiều biện pháp mang tính khoa học, phù hợp hơn với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
Hiện nay ở một số mỏ than vùng Quảng Ninh đang tồn đọng một lượng lớn đất đá lẫn than, ước tính có thể lên tới hàng triệu tấn. Sản phẩm này có lẫn một lượng than khoảng 20% sinh ra do quá trình bóc, mở vỉa, hoặc đào đường lò mới. Nhằm triệt để thu hồi tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các đơn vị phát huy tối đa dây chuyền thiết bị và các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than từ đất đá lẫn than và các sản phẩm ngoài than. Xác định hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến than - khoáng sản tác động không nhỏ đến môi trường nên TKV chú trọng gắn chặt sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Chính sách Bảo hiểm Y tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cũng như tính nhân văn trong đời sống. Đặc biệt, đối với người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tấm thẻ Bảo hiểm Y tế đang là điểm tựa có ý nghĩa to lớn trong việc chia sẻ gánh nặng chi tiêu khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo...
Thưa quý vị và các bạn! Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa thì việc phát triển xây dựng cơ bản là một tất yếu khách quan để tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực thì hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua cũng đã tác động không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường (như: tiếng ồn, khói, bụi, phế liệu xây dựng,…) làm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất. Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin trân trọng giới thiệu: - PGS. TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng - Và Tiến sỹ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Sáng 18/9, tại TP. Cần Thơ, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức Hội nghị tập huấn cộng tác viên truyền hình toàn quân năm 2023 khu vực phía Nam. Đây là dịp để đội ngũ những người làm báo nói, báo hình trong toàn quân gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, bồi đắp thêm tình yêu nghề.
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/9, đoàn báo Nhân Dân đã tham dự Hội báo Nhân Đạo lần thứ 88 diễn ra tại thành phố Plessis-Pâté thuộc tỉnh Essonne ở phía nam Paris. Sự kiện năm nay càng đặc biệt hơn khi có sự tham dự của đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân.
Thời điểm này người trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đang bước vào cao điểm thu hoạch. Mỗi ngày có hàng trăm xe container hạng nặng và nhiều loại xe tải, công nông, xe máy thồ, ba gác… vận chuyển sầu riêng lưu thông trên các tuyến đường đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng đang đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng của năm nay đã đạt hơn 5,8 triệu tấn, mang về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 22% về số lượng và hơn 36% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng về số lượng và giá trị do biến động thị trường lương thực toàn cầu khi một số nước tạm dừng xuất khẩu. . Việc giá gạo tăng về giá trị cũng phải nhắc đến chất lượng gạo của Việt Nam được nâng cao khi cơ cấu giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao chiếm tỷ trọng từ 70 – 80% từng mùa vụ, điều này đã khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tầng ozone đang được khôi phục theo đúng lộ trình và dự kiến Nam Cực sẽ trở lại như năm 1980 vào khoảng năm 2066. Tính đến nay, 99% các chất làm suy giảm tầng ozone đã được loại bỏ hoàn toàn, Nghị định thư Montreal đã bảo vệ hàng triệu người khỏi bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể, bảo vệ hệ sinh thái và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Đây là thông tin được Hội đồng Đánh giá khoa học về Nghị định thư Montreal xác nhận nhân ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone năm nay.
Đang phát
Live