Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
“Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023” do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với 5 cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương là: Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân tổ chức. Sau thời gian phát động, cuộc thi đã nhận được trên 3.700 tác phẩm của các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương gửi tham dự. Theo Ban tổ chức, chất lượng của các tác phẩm dự rất cao, thể loại phong phú. Trước thềm lễ trao giải cuộc thi, PV Nguyễn Hằng có cuộc trao đổi với đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Khối các Cơ quan trung ương về kết quả của cuộc thi này.
Hàng năm cứ vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp nơi trong phum sóc đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày, với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục. Vậy lễ Sen đôn ta có từ bao giờ và lễ Sen đôn ta có gì mới so với trước đây? Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về nghi thức cúng đôn ta tại một số địa phương của tỉnh Trà Vinh.
Lễ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc nhất năm 2023; biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu.- Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Đôn-ta vui tươi, trong sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.- Các nước, tổ chức quốc tế xúc tiến các hoạt động nhân đạo tại Gaza khi Israel chuẩn bị mở cuộc tấn công toàn diện.- Nhiều trường học và nhà trẻ ở Litva, Latvia và Estonia phải đóng cửa, do nhận hàng trăm e-mail đe dọa đánh bom.
Phần lớn bệnh nhân lao là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc kéo theo chi phí rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân lao không có thẻ BHYT. Điều này cũng đồng nghĩa với muôn vàn khó khăn, thách thức để có thể xóa căn bệnh này khỏi cộng đồng vào năm 2035. Chính vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
Thời gian qua, tuyến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều đoạn bị hư hỏng, chậm được sửa chữa. Người dân địa phương thấy tiềm ẩm tai nạn giao thông cao nên đã tự làm đèn đường, biển cảnh báo, thậm chí họ còn chuẩn bị túi thuốc cứu thương để hỗ trợ người bị nạn.
Rác quảng cáo, rao vặt nơi công cộng: Vì sao khó xử lý triệt để?- Không khí chuẩn bị lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer.- Niềm tin, “tình yêu nghề” theo dòng điện đi muôn nơi
Tổng cục Quản lý thị trường vừa mở Phòng trưng bày “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với hơn 500 sản phẩm được trưng bày. Người tiêu dùng, khách tham quan được tiếp cận các thông tin hữu ích nhằm nhận diện, phân biệt sản phẩm thật và sản phẩm vi phạm nhãn hiệu.
Là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống với hơn 30% dân số, những ngày này, trong từng phum, sóc đồng bào dân tộc Khmer là không khí tưng bừng chuẩn bị cho Lễ Sene Đôn-ta. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn của đồng bào, năm nay diễn ra từ ngày 13-15/10. Với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt là trong thời gian qua, nhiều chương trình mục tiêu quốc, chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai kịp thời đã đưa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở tại các phum sóc không ngừng khởi sắc.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ để sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tạo lập được thương hiệu, xây dựng bản sắc giúp nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường, tiếp cận với những hệ thống phân phối hiện đại. Nội dung này đã được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Tọa đàm “Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công thương tổ chức.
Đang phát
Live