Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp: đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị… góp phần xây dựng hình ảnh Ngành hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của tổ chức và cá nhân, đặc biệt là việc đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Bộ thủ tục hành chính của ngành bảo hiểm xã hội đã được cắt giảm xuống 25 thủ tục hành chính, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân.
Những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, công tác cải cách hành chính của ngành bảo hiểm đã đạt kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần để ngành Bảo hiểm xã hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có những đóng góp hiệu quả hơn cho việc bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Trong đợt họp này, Ủy ban TVQH xem xét nhiều nội dung cấp bách, quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường diễn ra vào đầu năm 2022. Trong sáng nay (21/12), cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 11 của Quốc hội, vấn đề loạn giá xét nghiệm hay giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho F0 điều trị tại nhà được các đại biểu tập trung thảo luận.
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện - Lợi ích khi về già.- Chính sách dạy nghề tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
- Kiên Giang: tăng cường phòng dịch trước biến chủng mới Omicron. - Đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế trong mùa dịch Covid 19. - Phấn đấu bao phủ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên vùng cao.
Từ 01/10/021, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 được hỗ trợ bằng tiền từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là giải pháp tình thế - trong tình huống cấp bách – chưa có tiền lệ, thể hiện bản chất tốt đẹp trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, mời quý vị và các bạn tìm hiểu sự khác biệt của gói hỗ trợ này, so với các gói hỗ trợ trước. Người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động, có thuộc diện hưởng lợi từ gói chính sách hay không? Để nhận gói hỗ trợ, người lao động, doanh nghiệp cần có những thủ tục gì? Khách mời tham gia chương trình, hỗ trợ thông tin là ông Lê Hùng Sơn – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà: Hiệu quả kép - Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện chính sách hướng tới bao phủ Bảo hiểm Y tế toàn dân - Bệnh án điện tử giảm tình trạng trục lợi Bảo hiểm Y tế
Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin đang được xem là khâu đột phá trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ước tính, mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử ngành Bảo hiểm xã hội tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ. Riêng từ đầu năm đến nay, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là hơn 70 triệu hồ sơ. Ở một số địa phương, thủ tục Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đã được giải quyết ngay trong ngày
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã giải quyết hơn 95.000 hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần với số tiền chi trả là hơn 6.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước, đến hết tháng 10/2021, có hơn 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng gấp 1,5 lần. Bối cảnh khó khăn do đại dịch là nguyên nhân cơ bản song thực tế này khiến đặt ra câu hỏi tại sao chính sách bảo hiểm xã hội chưa đủ sức níu kéo người lao động? Vậy chính sách bảo hiểm xã hội cần được điều chỉnh như thế nào để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Cần cải cách như thế nào để bảo hiểm xã hội hấp dẫn người lao động.- Điều gì làm nên quả trứng gà có giá hơn 8.000 đồng một quả.
Đang phát
Live