Chăm lo đời sống để người lao động yên tâm ở lại.- Sáng kiến hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở Thái Lan.-Dùng tiền tiết kiệm và bán tài sản để xây dựng Bếp ăn dã chiến 0 đồng dành cho những hoàn cảnh khó khăn.
Cuộc thi piano danh giá nhất thế giới Frederic Chopin trở lại- thí sinh Việt góp tên ở Vòng chung kết- Chăm lo đời sống để người lao động yên tâm ở lại- Người dân An Giang nhọc nhằn mùa nước nổi mà lũ không về
Hiện đã vào mùa mưa bão, công tác an toàn hồ đập lại được đặt ra với không ít lo ngại, bởi theo thống kê, trên cả nước hiện có tới gần 1.800 trên tổng số 6.755 hồ đập đang xuống cấp nghiêm trọng. Với thực trạng hàng nghìn hồ chứa xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và không ít địa phương vẫn chủ quan trong việc thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa, nguy cơ mất an toàn hồ đập là rất cao nếu chúng ta không kịp thời có các biện pháp xử lý. Trong bối cảnh vừa thực hiện phòng chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo an toàn trước thiên tai, để chủ động đề ra các phương án vận hành, điều tiết nước một cách hiệu quả trong mùa mưa bão, việc ứng dụng khoa học công nghệ được xem là giải pháp và cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Kể từ sau đổi mới Đảng ta đã cảnh báo về tình trạng suy thoái của cán bộ đảng viên và tới nhiệm kỳ khóa 12, trước tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng: ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng với nhiều giải pháp được thực hiện kết hợp giữa “xây” và “chống; được coi là Nghị quyết có tính đột phá trong tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng thời gian qua. Nội dung này cũng sẽ được báo cáo tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa 13) dự kiến khai mạc vào ngày 4/10.
Ngành thống kê tính toán, trải qua gần 2 năm sóng gió vì đại dịch Covid19, cả nước có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, giải thể - Trung bình mỗi tháng hơn 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thương trường, chủ yếu là doanh nghiệp quy mô dưới 5 tỷ đồng. Trước thực trạng này, chắc hẳn nhiều doanh nhân-doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang mong sớm có thể bắt tay triển khai dự án sẽ băn khoăn cho hành trình phía trước. Liệu có cách thức nào để các Startup vượt qua giai đoạn khó khăn này? Ai hay đơn vị, tổ chức nào có thể hỗ trợ cộng đồng Startup trong bối cảnh hiện tại? Chương trình KHỞI NGHIỆP, trên VOV1 mang tới những thông tin hữu ích cho quý vị và các bạn!
Thịt chó từng là món ăn khoái khẩu, giàu dinh dưỡng tại một số quốc gia châu Á. Tuy nhiên, ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau, đây không còn là món ăn được ưa thích; nhiều nước đã mạnh tay ban hành lệnh cấm tiêu thụ loại thịt này.
- Doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn để sản xuất - Nỗ lực phòng dịch của tỉnh Yên Bái - Mô hình Khu công nghiệp xanh – Thực tế ở Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, thành phố Hải Phòng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết 9 tháng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Tại tỉnh Nghệ An, những ngày qua lượng mưa đo được có nơi lên đến 500mm, khiến hàng nghìn nhà dân bị ảnh hưởng. Đây được xem là trận lũ lịch sử hơn 10 năm qua.
Chấn chỉnh tình trạng “lang băm” tràn lan sau vụ chữa hiếm muộn bằng cách quan hệ với bệnh nhân ở Bắc Giang.- Cần Thơ: Chủ gara sửa xe máy bán vàng, bán xe xây dựng “bếp ăn dã chiến 0 đồng” trong đại dịch.- Tiến sỹ Trần Việt Hùng - Nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Got it với ý tưởng sáng lập nền tảng “Giúp tôi” - Kết nối những y, bác sỹ và chuyên gia tâm lý, để tư vấn y tế và sức khoẻ tâm lý cho những người bị ảnh hưởng trong dịch COVID-19.
Đang phát
Live