Sáng nay 8/7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, một số tỉnh ở khu vực Đông Bắc có mưa vừa tới mưa to. Các địa phương đã chủ động có các phương án đảm bảo các em học sinh đến điểm thi an toàn, đúng quy định.
Ngày mai, hơn nửa triệu thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – kỳ thi quan trọng nhất của mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Đây là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt cũng là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trải qua năm học 2020-2021 rất đặc biệt, khi cả 2 học kỳ đều có thời gian phải nghỉ học để phòng dịch, các thí sinh bước vào kỳ thi với hai nỗi lo: lo thi sao tốt và lo đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước, đặc biệt là ở các “điểm nóng” dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Yên, Bình Dương hay Đồng Tháp, Bạc Liêu… Tất cả để sẵn sàng cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc và an toàn.
Những cây cầu "An lạc" nơi vùng xa, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, giúp người dân bớt nỗi lo qua sông khi khi mưa lũ về Ngành giáo dục đang nỗ lực hết sức để đảm bảo cho một kỳ thi nghiêm túc và an toàn
Tại Hà Nội lại vừa xảy ra vụ việc đau lòng khi một cháu bé 5 tuổi tử vong do bị rơi từ tầng 11 tòa nhà chung cư Vinaconex 1 (phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) sáng mùng 1 tháng 7 vừa qua. Đây không phải là những vụ việc cá biệt, mà trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các khu đô thị lớn, thời gian qua liên tục xảy ra những trường hợp thương tâm này. Làm sao để có thể phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Bố mẹ và những người lớn cần có sự quan tâm tới con trẻ trong những ngày nghỉ hè và nghỉ ở nhà phòng dịch này ra sao để trẻ thực sự được an toàn? Cùng bàn nội dung này với vị khách mời là phó giáo sư tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội.
Báo động tình trạng mất an toàn ban công chung cư với trẻ nhỏ.- Richard Marx với “Stories to tell".
Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 vào các ngày 7, 8/7 tới. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành đang tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đảm bảo an toàn, nghiêm túc và trung thực.
Hai năm qua, giáo dục là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều bởi đại dịch COVID-19. Năm nay, hầu như tất cả các địa phương trên cả nước đều phải điều chỉnh lịch thi, tuyển sinh lớp 10 một cách linh hoạt và đều “kích hoạt” chế độ phòng dịch cao nhất. Thời điểm này, có địa phương đã thi xong, có địa phương chưa thể thi được. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng vừa chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 7 và 8/7, đợt 2 dành cho các tỉnh bị phong tỏa, cách lý xã hội và các thí sinh diện F0, F1, F2. Mục tiêu đặt ra là tổ chức cả 2 đợt thi an toàn và đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh. Cùng bàn luận nội dung “Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” – vừa an toàn phòng chống dịch, vừa nghiêm túc, công bằng với khách mời là chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất.
Công tác cấp cứu, chống sốc, đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng vaccine Covid-19 được triển khai như thế nào?- Ve sầu giúp các nghệ sĩ Mỹ tạo nên bản giao hưởng đặc biệt chào đón mùa hè.- Đắk Lắk - Mang bể bơi di động đến với trẻ em vùng sâu.
- Hậu cần phía sau chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid 19 lớn nhất Việt Nam - Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những ngày gần đây, các tỉnh, thành phố đã và đang tổ chức các đoàn đón hàng trăm đến vài nghìn công nhân từ Bắc Giang về địa phương. Trong bối cảnh dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc đón người lao động từ tâm dịch Bắc Giang trở về cần được phân loại đối tượng, kiểm soát vùng nguy cơ ra sao để đảm bảo thời gian cách ly, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng? Điều quan trọng hơn nữa là các địa phương đón người lao động trở về cần có giải pháp gì để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa không để đứt gãy chuỗi sản xuất? TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận về vấn đề này:
Đang phát
Live